KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các đề tài đã nghiệm thu

Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Phát triển hệ vật liệu tổ hợp cấu trúc nano của kim loại/oxit kim loại trên nền cellulose hoặc chitosan ứng dụng trong xử lý môi trường nước.
Ngày 11/01/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C bằng hình thức trực tuyến. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ trái Hồng Quân (Flacourtia jangomas) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” do TS Nguyễn Duy Tân – Phó trưởng Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên làm chủ nhiệm. Đề tài được nghiên cứu với các nội dung: 1) Phân tích thành phần dinh dưỡng và hoạt tính chống oxy hóa của nguyên liệu trái hồng quân; 2) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm nước giải khát; 3) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm sốt gia vị; 4) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mứt đông; 5) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến mứt nguyên quả sấy dẻo; 6) Phân tích chất lượng sản phẩm; 7) Tổ chức hội thảo giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu tại địa phương. Kết quả của đề tài đã ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh 4 quy trình công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng (nước giải khát, sốt gia vị, mứt đông và mứt nguyên quả sấy dẻo) từ trái hồng quân đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và được sự chấp nhận cao của người tiêu dùng. Đề tài còn đạt những kết quả tích cực trong các hoạt động nghiên cứu: Công bố 03 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; Công bố 02 bài báo khoa học quốc tế trên các tạp chí có chỉ số Scopus và chỉ mục Q3; Đã hướng dẫn 03 sinh viên đại học bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp năm 2022; Đang thực hiện quy trình đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cho sản phẩm nghiên cứu nước uống từ trái hồng quân. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao về kết quả của đề tài. Đề tài không chỉ mang lại những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu mà còn tạo ra giá trị thực tế trong sản xuất và tiêu dùng. Đề tài đạt 85/100 điểm, loại Tốt. Tin: Lê Mỹ - Trường ĐHAG
Nghiên cứu phát triển hạt nano và màng mỏng hydrogel từ polymer tương hợp sinh học kết hợp nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF-2) ứng dụng trong điều trị bỏng trên mô hình chuột
Scroll to Top