KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Nghiên cứu chế tạo cảm biến Fe3O4/TiO2/M ứng dụng phát hiện chất bảo vệ thực vật bằng phương pháp quang phổ Raman

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo cảm biến Fe3O4/TiO2/M ứng dụng phát hiện chất bảo vệ thực vật bằng phương pháp quang phổ Raman
2. Mã số VL2022-18-01
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Vũ Thị Hạnh Thu

Nhóm nghiên cứu gồm: 2PGS.TS, 2TS, 1ThS và 2HVCH.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Vật lý
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 850 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 26 tháng 3 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Phan Bách Thắng (đơn vị Trung tâm Inomar) theo Quyết định 211/QĐ-ĐHQG ngày13/3/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Nghiên cứu chế tạo nano kim loại quý M (Ag, Au hay Pt) kết hợp với vật liệu sắt từ Fe3O4 (M/Fe3O4) và khảo sát tính chất plasmonic của dạng cầu theo các kích thước.

. Kết quả:

Chế tạo thành công cảm biến SERS Ag nano cầu có khả năng nhận biết chất kháng sinh CV ở nồng độ 10-6 M. Chế tạo thành công cảm biến SERS Ag nano đa hình dạng có khả năng nhận biết chất hai chất cùng lúc, trong đó có kháng sinh CV ở nồng độ 10-9 M. Chế tạo thành công cảm biến SERS Au/Fe3O4 có khả năng nhận biết chất kháng sinh CV ở nồng độ 10-6 M. Sản phẩm mềm: 1 bài báo trong nước trong dnah mục học hàm, 1 bài báo quốc tế Q1, IF = 8.6, 3 cao học đã có bằng ThS.

– Nội dung 2: Nghiên cứu chế tạo cảm biến SERS TiO2/M.

. Kết quả: Chế tạo cảm biến SERS có cấu trúc TiO2/Ag có khả năng nhận biết chất R6G ở nồng độ 10-5M. Chế tạo cảm biến SERS có cấu trúc Ag nano lập phương/Au nano cầu/thanh nano TiO2 dạng rutile (AgNCs/AuNSs/r-TNRs) có khả năng nhận biết chất kháng sinh CV ở nồng độ 10− 6 M – 10− 7 M trong hỗn hợp CV và R6G. Sản phầm mềm:1 bài báo Q1, IF = 8.6, 01 cao học đã có bằng ThS

– Nội dung 3: Nghiên cứu chế tạo cấu trúc nano Fe3O4/TiO2.

. Kết quả: Chế tạo thành công cấu trúc nano Fe3O4/TiO2 có độ kết tinh tốt, có đỉnh hấp thụ đặc trung trong vùng ánh sáng tử ngoại, có cấu trúc bề mặt là các hạt cầu gắn trên cánh hoa nano.

– Nội dung 4: Nghiên cứu chế tạo cảm biến SERS Fe3O4/TiO2/M.

. Kết quả: Chế tạo cảm biến SERS Fe3O4/TiO2/Ag có thể nhận biết chất CV ở nồng độ thấp nhất ở 10-8 M. 01 báo cáo poster tại hội nghị quốc tế ICEBA2023 và đạt giải poster ấn tượng

– Nội dung 5: So sánh, tối ưu các cấu trúc cảm biến SERS nano M, TiO2/M, Fe3O4/TiO2/M và chứng minh các tính năng của từng loại cảm biến.

. Kết quả: Lập bảng so sánh các cấu trúc cảm biến SERS đã chế tạo về vùng và giới hạn nhận biết các chất, tương ứng với loại cảm biến phù hợp cho các trường hợp khác nhau.

– Nội dung 6: Thử nghiệm phát hiện thuốc bảo vệ thực vật (Permethrin,Carbendazim, Azoxystrobin, …) ở nồng độ thấp

. Kết quả: Chế tạo cảm biến SERS AgNCs/AuNSs/PP có thể phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thiram, permathrin ở nồng độ thấp nhất cỡ 10-7 M

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: Sơ đồ chế tạo vật liệu bán dẫn và hạt nano kim loại quý.
* Sản phẩm cứng: Không.
* Sản phẩm đào tạo và khoa học:
. 03 bài báo trên tạp chí Q1 trong đó 02 bài trên Journal of Science: Advanced Materials and Devices và 01 bài trên Sensors and Actuators A: Physical
. 01 bài báo trong nước trong danh mục xét học hàm (Science & Technology Development Journal)
. 01 poster hội nghị quốc tế
. Đào tạo: 05 thạc sỹ

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Sơ đồ minh họa cơ chế của cấu trúc SERS AgNCs/AuNSs/TiO2

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: vththu@hcmus.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top