KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thông tin về việc nghiệm thu Chương trình Nghiên cứu trọng điểm gắn liền với nhóm nghiên cứu mạnh tại ĐHQG-HCM – Phát triển bền vững kinh tế và tài chính

Tên chương trình: Phát triển bền vững kinh tế và tài chính
-Mã số: NCM2019-34-01
-Trưởng nhóm: GS. TS Nguyễn Thị Cành
-Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật
-Thời gian và địa điểm: cập nhật sau
-Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu: cập nhật sau
-Chủ tịch Hội đồng: cập nhật sau​

TÓM TẮT KẾT QUẢ

Nghiên cứu chủ đề phát triển bền vững kinh tế và tài chính, NNC tập trung vào 3 hướng theo 3 chủ đề hẹp hơn, gồm: 

(1) Đổi mới sáng tạo (công nghệ, lao động kỹ thuật), trách nhiệm xã hội với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp;

(2) Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp;

(3) Nghiên cứu về lạm phát kỳ vọng và tính bền vững, ổn định của hệ thống ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu chủ đề 1 tập trung vào các vấn đề đổi mới công nghệ với hiệu quả hợp đồng cung ứng, năng suất các nhân tố tổng hợp (công nghệ, vốn kiến thức…) với thúc đẩy xuất khẩu, tác động lan tỏa qua chuyển giao công nghệ, kiến thức từ các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến hiệu quả các doanh nghiệp trong nước, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động và tác động Covid 19 với phản ứng của chính phủ và thị trường. Dùng các kỹ thuật định lượng hiện đại với số liệu khảo sát và báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam cho các giai đoạn 5-8 năm, nghiên cứu đã đưa ra một số khám phá. Thứ nhất, vai trò hỗ trợ của nước ngoài, đã nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà cung cấp trong nước ở một nước đang phát triển, và các hợp đồng dài hạn có liên quan tích cực đến xu hướng đổi mới công nghệ một cách vững chắc.

Thứ hai, ở kết quả khác, cũng nói lên vai trò của các công ty FDI thông qua hiệu ứng lan tỏa (liên kết ngược, liên kết xuôi và liên kết ngang) của các doanh nghiệp FDI đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nội địa.

Thứ ba, các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) cũng tìm thấy việc công bố CSR có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước tác động tiêu cực của việc công bố CSR và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (COE), phân tích sâu hơn các thành phần của
CSR với những tác động hỗn hợp tùy thuộc vào các loại biện pháp thực hiện và các hạng mục của CSR (trách nhiệm về môi trường, trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm với khách hàng).

Thứ tư, nghiên cứu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, phản ứng của chính phủ và thị trường chứng khoán cho thấy tất cả các quyết định và biện pháp của chính phủ chống lại cú sốc Covid-19 phải tính đến tác động kinh tế để tránh tổn thất tài chính.

Chủ đề hai, nghiên cứu các cú sốc do thời tiết gây ra, tác động đến tiêu thụ và sản xuất lương thực của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tác động tiêu cực mạnh mẽ của một cú sốc tự nhiên đối với việc tiêu thụ thực phẩm. Các biện pháp hỗ trợ nông dân từ bên ngoài (người thân, chính phủ) là tích cực nhưng biện pháp tiết kiệm của nông dân được chứng minh là biện pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Chủ đề ba, nghiên cứu xây dựng chỉ số lạm phát kỳ vọng đáp ứng nhiều tiêu chí mong đợi: (i) cùng di chuyển với chỉ số lạm phát phổ biến trong bối cảnh bình thường nhưng được nắm bắt diễn biến giá cả bất thường tốt hơn lạm phát phổ biến trong thời kỳ khủng hoảng; (ii) liên kết chặt chẽ với chính sách tiền tệ và động lực kinh tế. Nghiên cứu tín dụng fintech,chia sẻ thông tin tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng cho thấy tín dụng fintech có xu hướng cải thiện sự ổn định của ngân hàng. Ngoài ra, mức độ đa dạng hóa thu nhập và mức độ tập trung của thị trường có quan hệ thuận với sự ổn định của ngân hàng. Tất cả các kết quả trên đều cho hàm ý chính sách để phát triển bền vững về kinh tế và tài chính cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, vốn nhân lực, doanh nghiệp phát triển bền vững phải có trách nhiệm xã hội cùng với chính sách ổn định vĩ mô của nhà nước

Scroll to Top