KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Nghiên cứu phát triển mực in bảo mật trên nền vật liệu nano phát quang của NaYF4 và ion đất hiếm

1.

Tên đề tài:

Nghiên cứu phát triển mực in bảo mật trên nền vật liệu nano phát quang của NaYF4 và ion đất hiếm

2. Mã số VL2022-18-05
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân

Nhóm nghiên cứu gồm: 1GS, 2TS, 2ThS và 1CN.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Vật lý
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 725 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 05 tháng 04 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

PGS.TS. Trần Cao Vinh (đơn vị Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) theo Quyết định 276/QĐ-ĐHQG ngày 27/3/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Chế tạo hạt nano phát quang NaYF4 pha tạp đất hiếm Er, Yb, Tm, …bằng phương pháp thủy nhiệt.

. Kết quả: Đã chế tạo thành công các hạt phát quang NaYF4:Er, Yb; NaYF4:Tm, Yb và  NaYF4:Er, Tm bằng phương pháp nhiệt dung môi

– Nội dung 2: Nghiên cứu cấu trúc và tính chất của vật liệu NaYF4:Ln

. Kết quả: Vật liệu chế tạo được có tính chất quang rất tốt phù hợp cho các ứng dụng trong lĩnh vực quang học và y sinh

– Nội dung 3: Biến tính bề mặt hạt nano NaYF4:Ln bằng polymer hoặc silica.

. Kết quả: Xây dựng được quy trình biến tính bề mặt hạt NaYF4:Er, Yb bằng MA/silica để cải thiện khả năng phân tán của hạt trong dung môi của mực in.

– Nội dung 4: Chế tạo mực in bảo mật trên nền vật liệu NaYF4:Ln

. Kết quả: Chế tạo mực in trên nền polymer PVA và hạt phát quang có thể phát ra ánh sáng khả kiến dưới kích thích 980 nm.

– Nội dung 5: Tiến hành in theo thiết kế bằng kỹ thuật in lụa hoặc in phun trên các bề mặt khác nhau như giấy, PET,…

. Kết quả: Thử nghiệm in trên giấy và polymer bằng phương pháp in lụa.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: 02 bản mô tả các bước chế tạo vật liệu phát quang bằng phương pháp nhiệt dung môi và biến tính bề mặt vật liệu.
* Sản phẩm cứng: Hạt phát quang và dung dịch mực in phát quang trên nền polymer PVA.
* Sản phẩm đào tạo và khoa học:
. 02 bài báo (Q1) trên tạp chí Ceramics International và Optical Materials.
. 01 bài báo Q2 trên các tạp chí RSC Advances.
– Đào tạo: 01 thạc sỹ.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả



14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: tttvan@hcmus.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top