KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Author name: hoangminh

Brain Analytics

Brain Analytics là phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên ảnh cộng hưởng từ MRI não của bệnh nhân người Việt Nam. Brain Analytics ứng dụng thuật toán kết hợp học sâu 3DResnet, học máy XGBoost nhằm phân tích ảnh MRI não, điểm nhận thức MMSE và tiểu sử của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán.

Ứng dụng AI/IoT trong quản lý môi trường tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Vườn Quốc Gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam), là một trong những tàn dư cuối cùng của hệ sinh thái đất ngập nước đang trong nguy cơ bị đe dọa. Tràm Chim mang giá trị du lịch và đa dạng sinh học đáng kể, là nơi cung cấp môi trường sống cho hơn 230 loài chim và 130 loài cá, trong đó đặc trưng có loài sếu đầu đỏ quý hiếm được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của IUCN.

Hệ thống phòng thực hành ảo vLab

Trong bối cảnh xu hướng của giáo dục 4.0, hình thức học thực hành truyền thống hiện nay ở hầu hết các trường đại học, các cơ sở đào tạo lại tồn tại những vấn đề. Hơn thế nữa, từ năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, các chính sách giãn cách xã hội dẫn đến các lớp học được chuyển sang triển khai dưới hình thức học online.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển tải các giá trị nhân văn vào sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới ở các vùng dân tộc thiểu số Nam Bộ

Tại vùng đất Nam Bộ, các dân tộc thiểu số có số dân đông chủ yếu là người Hoa, người Khmer và người Chăm. Các dân tộc này cũng đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm liên quan đến các lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, may mặc, dịch vụ du lịch, bán hàng…

Kinh nghiệm tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế

Đối với các nhà khoa học việc tham dự hội thảo quốc tế chuyên ngành là một trong những hoạt động khoa học quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, hội thảo chuyên ngành quốc tế sẽ giúp các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên… nắm bắt được xu hướng nghiên cứu hiện tại, đồng thời trao đổi các kinh nghiệm, cơ hội hợp tác với những nhà khoa học đầu ngành trên thế giới. Do đó, việc tổ chức hội thảo quốc tế chuyên ngành thành công sẽ góp phần gia tăng uy tín khoa học của đơn vị tổ chức, tăng cường học thuật và hợp tác quốc tế.

Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Hội thảo khoa học uy tín và xuất bản bài báo trên Kỷ yếu hội nghị trong danh mục Scopus tại ĐHQG-HCM

Nhằm nâng cao năng lực công bố quốc tế tại ĐHQG-HCM, việc tổ chức các Hội thảo khoa học uy tín và xuất bản bài báo trong các Kỷ yếu hội nghị trong danh mục Scopus là một giải pháp hiệu quả. Năm 2022, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM đã tổ chức thành công Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc (GIS2022) với chủ đề “GIS và viễn thám ứng dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường”

Hướng dẫn qui trình hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có xuất bản ấn phẩm thuộc cơ sở dữ liệu Scopus tại các đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2025 với chỉ tiêu cụ thể là số bài báo quốc tế trong cơ sở dữ liệu (CSDL) Scopus/Web of Science giai đoạn 2021-2025 tăng 3 lần giai đoạn 2016-2020, ĐHQG-HCM ban hành hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị thành viên, trực thuộc đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo có xuất bản ấn phẩm thuộc CSDL Scopus (HT Scopus) như sau:

Quy trình nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) là tổ chức đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ đã được thực hiện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Hoạt động đánh giá nghiệm thu là qui định bắt buộc trong quản lý nhiệm vụ KH&CN, đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả cho quá trình nghiên cứu, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và triển khai tốt nhất nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQG-HCM. Để công tác nghiệm thu nhiệm vụ được thuận lợi và tốt đẹp, hướng dẫn qui trình nghiệm thu nhiệm vụ được mô tả đầy đủ để cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện theo đúng các qui định, đảm bảo công tác hậu kiểm, kiểm toán tài chính và trách nhiệm giải trình của ĐHQG-HCM.

Quy trình điều chỉnh nhiệm vụ KH&CN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác điều chỉnh về thời gian, nhân sự, hạng mục kinh phí và các nội dung khác phát sinh cho phù hợp với thực tế khách quan của quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và triển khai tốt nhất nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQG-HCM. Hướng dẫn quy trình điều chỉnh sẽ giúp cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ triển khai hiệu quả cao nhất và đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả cho quá trình nghiên cứu.

Scroll to Top