KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ứng dụng công nghệ MBBR kết hợp lắng siêu tốc trong xử lý nước thải thủy sản

Nghiên cứu đã ứng dụng hiệu quả công nghệ MBBR – Moving Bed Biofilm Reactor trong kết hợp lắng siêu tốc, nâng công suất hệ thống xử lý nước thải thủy sản từ công suất 2.800 m3/ngày đêm lên 4.000 m3/ngày.đêm đạt QCVN 40-MT : 221/BTNMT, cụ thể:

  1. Bổ sung vật liệu đệm MBBR – giá thể vi sinh dính bám lơ lửng vào ngăn 1 và 2 của Bể sinh học hiện hữu với khối lượng 150 m3:

    • Để xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải với nồng độ cao;

    • Giá thể vi sinh mà bể MBBR có khả năng chịu được tải trọng cao chống sốc tải tốt khi nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào tăng đột ngột;

  1. Bổ sung cụm lắng siêu tốc mới có kích thước: LxBxH = 5.6mx4.8mx3.0m:
    • Đặc điểm nổi trội của công nghệ lắng siêu tốc là sử dụng loại cát chuyên dụng – microsand với kích thước nhỏ hơn 150 micro giúp các bông bùn dính bám trên bề mặt hạt cát nhằm tăng vận tốc lắng, giảm hóa chất PAC.
    • Bể lắng cải tiến này giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng do vận tốc nước dâng lên tới 8 m/h (so với lắng thông thường vận tốc nước dâng chỉ khoảng 1.5 m/h)
    • Đặc biệt sử dụng thiết bị tách cát – bùn nhằm tận dụng lại lượng cát cấp ban đầu để tuần hoàn về bể tạo bông -> giảm hao hụt cát trong quá trình xử lý nước thải, chi phí cát cấp mới rẻ hơn rất nhiều so với hóa chất PAC khi sử dụng hệ hóa lý thông thường.
    • Ngoài ra, trong cụm bể lắng siêu tốc có lắp đặt các tấm vách nghiêng được thiết kế nghiêng 60°; nhằm hỗ trợ quá trình lắng, giúp bông bùn lắng hiệu quả. Nguồn nước từ bể tạo bông phân phối vào vào bể lắng sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên theo các tấm lắng lamen trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamen. Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông bùn sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống hố thu cặn.Với nguyên lý hoạt động như vậy, tấm lắng lamen phát huy tác dụng nhờ vào các bề mặt tiếp xúc của ống lắng, càng tăng bề mặt tiếp xúc của ống lắng thì hiệu quả lắng càng cao, giúp tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng.
Bể MBBR
Vật liệu đệm

1. Thông tin thành phần, tính chất của nước thải ứng dụng cho sản phẩm

Nước thải đầu vào
Cụm bể lắng siêu tốc thực tế
Nước thải đầu ra
Tấm lắng lamen trong Bể lắng siêu tốc

Sơ đồ công nghệ của Hệ thống xử lý nước thải thủy sản công suất 4.000 m3/ngày.đêm:

2. Khả năng công nghệ

  • Nước thải thủy sản;

  • Các dự án cải tạo, nâng cấp có yêu cầu tối ưu và khắt khe về mặt bằng, diện tích;

  • Linh hoạt trong ứng dụng: vừa cải tạo nâng cấp vừa xử lý liên tục lượng nước phát sinh, đảm bảo vận hành Nhà máy sản xuất được liên tục;

  • Thời gian thi công, lắp đặt, vận hành bàn giao đưa vào sử dụng ngắn: chỉ 120 ngày. Cụ thể, bể lắng siêu tốc được gia công, chế tạo theo dạng module hợp khối tại xưởng nên công tác lắp đặt tại công trình khá nhanh.

3. Khả năng chuyển giao công nghệ và hợp tác

Công nghệ đã ứng dụng thành công tại Nhà máy chế biến thủy sản thuộc Công ty TNHH MTV Vĩnh hoàn Collagen (địa chỉ: số 1647, Quốc lộ 30, Phường 11, TP. Cao Lãnh, tỉnh (Đồng Tháp).

4. Hình ảnh của sản phẩm tiêu biểu

Phối cảnh công trình Hệ thống xử lý nước thải
Công trình thực tế
Công trình thực tế

5. Liên hệ nhóm tác giả, tác giả

Nguyễn Như Hiển

Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, đường Nguyễn Du – P. Đông Hòa – TP. Dĩ An – tỉnh Bình Dương

Email: hiencefinea@gmail.com

Điện thoại: 0918.769769

Hội nghị thường niên 2022

Scroll to Top