KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Author name: Nguyễn Ngọc Anh Thư

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang

1. Tên đề tài: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Chạch lấu (Mastacembelus favus HoRa, 1923) và thử nghiệm ương cá Chạch Lấu giống bằng thức ăn hỗn hợp– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Yến Nhi– Đơn vị: Trường Đại học An Giang– Mã số đề tài: B2021-16-01– Thời gian: …. …

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang Read More »

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang

/*! elementor – v3.19.0 – 07-02-2024 */ .elementor-column .elementor-spacer-inner{height:var(–spacer-size)}.e-con{–container-widget-width:100%}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer,.e-con>.elementor-widget-spacer{width:var(–container-widget-width,var(–spacer-size));–align-self:var(–container-widget-align-self,initial);–flex-shrink:0}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container,.e-con>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container{height:100%;width:100%}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container>.elementor-spacer,.e-con>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container>.elementor-spacer{height:100%}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container>.elementor-spacer>.elementor-spacer-inner,.e-con>.elementor-widget-spacer>.elementor-widget-container>.elementor-spacer>.elementor-spacer-inner{height:var(–container-widget-height,var(–spacer-size))}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer.elementor-widget-empty,.e-con>.elementor-widget-spacer.elementor-widget-empty{position:relative;min-height:22px;min-width:22px}.e-con-inner>.elementor-widget-spacer.elementor-widget-empty .elementor-widget-empty-icon,.e-con>.elementor-widget-spacer.elementor-widget-empty .elementor-widget-empty-icon{position:absolute;top:0;bottom:0;left:0;right:0;margin:auto;padding:0;width:22px;height:22px} 1. Tên đề tài: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Chạch lấu (Mastacembelus favus HoRa, 1923) và thử nghiệm ương cá Chạch Lấu giống bằng thức ăn hỗn hợp– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Yến Nhi– Đơn vị: Trường Đại …

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang Read More »

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang

1. Tên đề tài: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Chạch lấu (Mastacembelus favus HoRa, 1923) và thử nghiệm ương cá Chạch Lấu giống bằng thức ăn hỗn hợp– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Yến Nhi– Đơn vị: Trường Đại học An Giang– Mã số đề tài: B2021-16-01– Thời gian: …. …

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM trong tháng 7 – 8/2024 tại Trường Đại học An Giang Read More »

Trường Đại học An Giang nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C: Phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh An Giang

Ngày 22/4/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C “Phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh An Giang”.

Đề tài do TS Phan Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực tự chủ của sinh viên sư phạm; từ đó xây dựng các chuyên đề và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp khi thực hành triển khai giảng dạy theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan, đối tượng liên quan có sơ sở định hướng chính sách và thay đổi phù hợp để nâng cao năng lực tự chủ cho người học, đặc biệt cho đối tượng sinh viên ngành sư phạm; góp phần vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh An Giang nói riêng và đất nước nói chung.

Ngoài ra, đề tài đã đạt được thành công trong việc công bố kết quả nghiên cứu với 02 bài báo và 01 chương sách thuộc danh mục Scopus, cùng với 01 bài đăng trên tạp chí trong nước. Đề tài cũng đã hướng dẫn thành công 02 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Đề tài đạt 88,8/100, xếp loại Tốt.

Trường Đại học An Giang nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C: Xây dựng quy trình công nghệ chế biến nước giải khát lên men và trà đóng lon từ măng tây xanh (Asparagus officinalis L.)

Ngày 18/4/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C “Xây dựng quy trình công nghệ chế biến nước giải khát lên men và trà đóng lon từ măng tây xanh (Asparagus officinalis L.)”.

Đề tài do TS Nguyễn Thị Ngọc Giang – Phòng Quản trị – Thiết bị, Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình chế biến sản phẩm nước giải khát lên men đóng lon và trà đóng lon từ măng tây xanh đạt chất lượng dinh dưỡng, tuân thủ tiêu chuẩn QCVN về chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố (methanol và SO2), và hàm lượng kim loại nặng.

Kết quả, đề tài đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát lên men từ măng tây xanh đạt chỉ tiêu về vi sinh vật và hàm lượng độc tố theo QCVN 6-3:2010/BYT. Đối với sản xuất trà đóng lon, quy trình chần gốc măng tây xanh trong nước nóng và sấy đạt được chất lượng mong muốn; nước trà đóng lon từ gốc măng tây xanh đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật và hàm lượng kim loại nặng theo các tiêu chuẩn TCVN 12828:2019 và QCVN 6-3:2010/BYT.

Ngoài ra, đề tài đã đạt được thành công trong việc công bố kết quả nghiên cứu với 3 bài báo thuộc danh mục Scopus, trong đó có 1 bài đã được xuất bản (Q3) và 2 bài đã được chấp nhận đăng, cùng với 01 bài đăng trên tạp chí trong nước. Đề tài cũng đã hướng dẫn thành công 03 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Hội đồng đánh giá cao về kết quả của đề tài đồng thời công nhận giá trị thực tiễn lớn mà đề tài mang lại. Với tổng điểm 85,4/100, đề tài được xếp loại Tốt.

Trường Đại học An Giang: Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường về lĩnh vực Chăn nuôi

Vừa qua, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp trường “Ảnh hưởng sự phối hợp các nguồn carbohydrate vào khẩu phần lên khả năng tiêu hóa dưỡng chất của dê lai Saanen”.

Đề tài do TS Nguyễn Bình Trường – Giảng viên Bộ môn Chăn nuôi – Thú y, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng các nguồn carbohydrate đến lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu hóa dưỡng chất và tích lũy nitơ của dê lai Saanen.

Nghiên cứu đã sử dụng các nguồn thức ăn được nghiền mịn là Bắp (Ma), Gạo vỡ (Br), Bánh khoai mì (Ca) và Lúa mì (Wh). Tỷ lệ kết hợp (% khối lượng khô tiêu thụ) giữa hai nguồn thức ăn cung cấp năng lượng là 15% và 15% như MaCa, MaWh, BrCa và BrWh.

Kết quả cho thấy lượng thức ăn khô tiêu thụ trên cân nặng của các liệu pháp BrWh (3.42%) và BrCa (3.40%) có xu hướng cao hơn so với các liệu pháp MaCa (3.29%) và MaWh (3.08%). Khả năng tiêu hóa chất hữu cơ (%) của BrCa không khác biệt (P>0.05) so với MaWh và BrWh nhưng cao hơn (P<0.05) so với MaCa (76.0, 74.9, 74.0 và 71.2, tương ứng). Tuy nhiên, sự giữ lại nitơ (g/động vật/ngày) khác nhau (P<0.05) giữa các liệu pháp. Nó là 8.84, 7.56, 6.87 và 6.62 g tương ứng với các liệu pháp BrWh, BrCa, MaCa và MaWh. Tóm lại, dê lai được nuôi bằng tổ hợp thức ăn năng lượng có lượng ăn vào, khả năng giữ nitơ và tăng khối lượng hằng ngày tốt từ cao đến thấp BrWh, BrCa, MaCa và MaWh.

Theo Hội đồng, kết quả của đề tài có đóng góp thiết thực cho ngành chăn nuôi dê lai An Giang và làm nền tảng để tiếp tục nghiên cứu các nhân tố lên men cho sự kết hợp này nhằm nâng cao mức dưỡng chất khẩu phần phù hợp trên từng giai đoạn sinh lý phát triển của dê lai. Mặt khác, đề tài này cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo.

Đề tài đạt 83.8/100 điểm, đạt loại Khá. Hội đồng cũng yêu cầu các tác giả hoàn thiện báo cáo theo góp ý, để sớm triển khai ứng dụng rộng rãi kết quả đề tài trong thực tiễn.

Lịch nghiệm thu đề tài tháng 4/2024 – Trường Đại học An Giang

1. Tên đề tài: Xây dựng quy trình công nghệ chế biến nước giải khát lên men và trà đóng lon từ măng tây xanh (Asparagus officinalis L.)
– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Ngọc Giang.
– Đơn vị: Trường Đại học An Giang
– Mã số đề tài: C2022-16-12
– Thời gian: …. giờ …….phút, ngày ……../……./2024
– Hình thức họp: trực tuyến (online)
– Quyết định thành lập Hội đồngnghiệm thu số: 235/QĐ-ĐHQG ngày 20/03/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Hồ Thanh Bình
Tóm tắt đề tài
2. Tên đề tài: Đánh giá phẩm chất các giống xoài đang trồng tại An Giang, bước đầu khảo sát tính trạng dày vỏ và độ ngọt của các giống xoài bằng dấu phân tử SSR
– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên
– Đơn vị: Trường Đại học An Giang
– Mã số đề tài: C2022-16-02
– Thời gian: …. giờ …….phút, ngày ……../……./2024
– Hình thức họp: trực tuyến (online)
– Quyết định thành lập Hội đồngnghiệm thu số: /QĐ-ĐHQG ngày ……………/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng:
Tóm tắt đề tài
3. Tên đề tài: Phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới: nghiên cứu trường hợp tại tỉnh An Giang.
– Mã số: C2022-16-08
– Chủ nhiệm: TS. Phan Thị Thanh Huyền
– Đơn vị: Trường Đại học An Giang
– Thời gian: …. giờ …….phút, ngày ……../……./2024
– Hình thức họp: trực tuyến (online)
– Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày …../…./2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Võ Văn Thắng
Tóm tắt đề tài

Trường Đại học An Giang: Thông báo đăng ký đề tài A, B, C cấp ĐHQG-HCM năm 2025

Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Trường Đại học An Giang gửi tới quý Thầy/Cô công văn số 521/ĐHQG-KHCN ngày 29/03/2024 của Đại học Quốc gia TP. HCM về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN cấp ĐHQG-HCM năm 2025. Nội dung công văn quý Thầy/Cô vui lòng mở file đính kèm.

Quy trình đăng ký:

Cá nhân đăng ký theo mẫu và gởi cho Thư ký phụ trách NCKH của đơn vị tổng hợp.

Phiếu đăng ký của cá nhân (đã ký), danh mục tổng hợp (file word) của đơn vị gửi cho chuyên viên phụ trách Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học để Phòng tổng hợp và tổ chức họp Hội đồng xét duyệt danh mục (đối với đề tài C), cụ thể như sau:

1. Đối với đề tài C:

-Thời gian gửi về Phòng QLKH&ĐTSĐH: Chậm nhất đến 10 giờ ngày 08/04/2024.

+ Khoa Sư phạm, Khoa NN&TNTN, BM. Giáo dục thể chất, BM. Giáo dục quốc phòng và các Phòng chuyên môn trực thuộc Ban Giám hiệu gửi cho chuyên viên Nguyễn Thị Lan Phương (email: ntlphuong@agu.edu.vn).

+ Các đơn vị còn lại gửi cho chuyên viên Lê Thị Á Đông (email: ltadong@agu.edu.vn).

2. Đối với đề tài A, B:

Gửi phiếu đề xuất và file tổng hợp cho chuyên viên Trần Minh Vũ (emai: tmvu@agu.edu.vn) chậm nhất đến 10 giờ ngày 12/04/2024

* Lưu ý: Hồ sơ đề xuất đề tài cấp ĐHQG loại A, B, quý Thầy/Cô đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: pms.vnuhcm.edu.vn.

Trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô.

Trường Đại học An Giang: Thông báo hoàn chỉnh hồ sơ đề tài cấp ĐHQG-HCM năm 2024

Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Trường Đại học An Giang thông báo đến chủ nhiệm đề tài cấp ĐHQG-HCM A, B, C mở mới năm 2024 và chương trình 4.0 như sau:

* Quyết định giao và phê duyệt kinh phí đề tài (đính kèm file)

* Hồ sơ hoàn chỉnh gồm (đính kèm file TB_CNDT_2024):

– Hoàn thiện hồ sơ trên hệ thống pms.vnuhcm.edu.vn dùng thống nhất bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman

– Hoàn thiện hồ sơ bản in: chủ nhiệm in hồ sơ đã đăng tải trên hệ thống, đóng thành 06 bộ có chữ ký của chủ nhiệm, các thành viên tham gia và chủ tịch hội đồng:

* Đề nghị chủ nhiệm đề tài:

– Lên hệ Phòng Kế hoạch – Tài vụ để dự toán lại kinh phí theo thông tư 02 và 03. Kinh phí dự toán các khoản vật tư và chi khác từ 30 triệu trở lên phải thông qua đấu thầu.

– Hoàn thiện hồ sơ đề tài (trên hệ thống pms và bản in) trước 10h ngày 25/01/2024.

– P/S:
+ CV. Trần Minh Vũ phụ trách hồ sơ A,B và 4.0;
+ CV. Nguyễn Thị Lan Phương và Lê Thị Á Đông phụ trách hồ sơ C.

Trân trọng

TS Nguyễn Duy Tân - Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

Trường Đại học An Giang nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ trái Hồng Quân (Flacourtia jangomas) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Ngày 11/01/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C bằng hình thức trực tuyến.

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ trái Hồng Quân (Flacourtia jangomas) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” do TS Nguyễn Duy Tân – Phó trưởng Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên làm chủ nhiệm.

Đề tài được nghiên cứu với các nội dung: 1) Phân tích thành phần dinh dưỡng và hoạt tính chống oxy hóa của nguyên liệu trái hồng quân; 2) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm nước giải khát; 3) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm sốt gia vị; 4) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mứt đông; 5) Xây dựng quy trình công nghệ chế biến mứt nguyên quả sấy dẻo; 6) Phân tích chất lượng sản phẩm; 7) Tổ chức hội thảo giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu tại địa phương.

Kết quả của đề tài đã ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh 4 quy trình công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng (nước giải khát, sốt gia vị, mứt đông và mứt nguyên quả sấy dẻo) từ trái hồng quân đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và được sự chấp nhận cao của người tiêu dùng.

Đề tài còn đạt những kết quả tích cực trong các hoạt động nghiên cứu: Công bố 03 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; Công bố 02 bài báo khoa học quốc tế trên các tạp chí có chỉ số Scopus và chỉ mục Q3; Đã hướng dẫn 03 sinh viên đại học bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp năm 2022; Đang thực hiện quy trình đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cho sản phẩm nghiên cứu nước uống từ trái hồng quân.

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao về kết quả của đề tài. Đề tài không chỉ mang lại những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu mà còn tạo ra giá trị thực tế trong sản xuất và tiêu dùng.

Đề tài đạt 85/100 điểm, loại Tốt.

Tin: Lê Mỹ – Trường ĐHAG

Scroll to Top