KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đổi mới quy định quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cho đầu tư các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia, đơn giản hoá về thủ tục, khuyến khích doanh nghiệp tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ KH&CN, tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học (NCKH), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) đã hình thành và tạo ra CSDL theo  thời gian thực, đồng thời chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho khoán chi trong NCKH và tăng cường công tác hậu kiểm, cụ thể như sau:

1. Phạm vi sửa đổi

  • Có tính cấp thiết hoặc tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng (ANQP) trong phạm vi cả nước;

  • Các vấn đề khoa học cần phải huy động nguồn lực khoa học công nghệ của quốc gia hoặc góp phần giải quyết những nhiệm vụ mang tính liên vùng, liên ngành;

  • Vấn đề khoa học và công nghệ nhằm giải quyết yêu cầu khẩn cấp của quốc gia về an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ;

  • Đặc biệt là không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện.

2. Trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ

  • Trình tự xác định nhiệm vụ theo 03 quy trình riêng biệt (phù hợp với Luật KH&CN và NĐ08, đồng thời điều chỉnh được bất cập hiện tại của thông tư (TT) 07&03 tại Điều 5 và 6):

  • Tổ chức/ Cá nhân (TC/CN) đề xuất lên Bộ (gồm cả Bộ KH&CN), ngành, ĐP ➠ bộ, ngành, ĐP gửi Bộ KH&CN ➠ Bộ KH&CN tổ chức họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.

  • TC/CN gửi đề xuất trực tiếp lên Bộ KH&CN (đối với các Chương trình KH&CN được Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt) ➠ Các Vụ tổng hợp đề xuất nhiệm vụ ➠ Xin ý kiến ban chủ nhiệm chương trình (BCN) ➠ Xin ý kiến các Bộ/ngành và địa phương có liên quan ➠ Các Vụ hoàn thiện, tổng hợp đề xuất đặt hàng trình lãnh đạo ban xem xét ➠ Bộ KH&CN tổ chức họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ

  • Bộ KH&CN chủ động/theo yêu cầu của Chính phủ/ Thủ tướng đề xuất (đối với các nhiệm vụ cấp bách): Tổ chức lấy ý kiến tư vấn (Họp tổ chuyên gia) ➠ Xây dựng Phiếu đề xuất ➠ Các Vụ tổng hợp đề xuất đặt hàng trình lãnh đạo ban xem xét ➠ xin ý kiến các Bộ/ngành và địa phương có liên quan ➠ Các Vụ hoàn thiện, tổng hợp đề xuất đặt hàng trình lãnh đạo ban xem xét ➠ Bộ KH&CN tổ chức họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ

Lưu ý: Chỉ yêu cầu các Bộ, ngành và Địa phương gửi Công văn kèm theo bảng tổng hợp đề xuất đặt hàng nhiệm vụ với 01 loại biểu mẫu đối với tất cả các loại hình nhiệm vụ, không phải xây dựng Phiếu đề xuất đặt hàng

3. Trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ

  • Bổ sung thêm thông tin Phiếu đề xuất nhiệm vụ (tính mới; khả năng kế thừa; loại hình nhiệm vụ (thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn hay khoa học tự nhiên; tài liệu tham khảo…)

  • Bổ sung kinh phí dự kiến vào trong “Phiếu nhận xét” và “Bảng tổng hợp kiến nghị của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ” để làm cơ sở tham mưu trình lãnh đạo ban xem xét khi phê duyệt danh mục (qua đó để lượng hóa quy mô, sự phù hợp với tính chất của loại hình nhiệm vụ, tính khả thi về nguồn kinh phí…).

  • Bổ sung quy định về nộp hồ sơ đề xuất nhiệm vụ bằng phương thức trực tuyến và họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ bằng phương thức họp trực tuyến/kết hợp.

  • Tổ chức, doanh nghiệp đề xuất nhiệm vụ không tham gia phiên họp Hội đồng

Lưu ý:

  • Biên bản họp bổ sung nội dung Hội đồng thảo luận để thống nhất kết luận về các ý kiến khác nhau; Hội đồng không thảo luận về “năng lực của tổ chức dự kiến chủ trì và phương án huy động nguồn lực của tổ chức chủ trì”;

  • Phiếu đề xuất nhiệm vụ; Phiếu nhận xét; Phiếu đánh giá cũng đã bổ sung thêm thông tin cho phù hợp với từng loại hình nhiệm vụ; Bổ sung về giải thích từ ngữ: tuyển chọn, giao trực tiếp, họp hội đồng bằng phương pháp trực tuyến, kết hợp…. cho phù hợp.

4. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì

  • Nhiệm vụ KH&CN cấp bách, phát sinh: giao Bộ KH&CN “chủ động hoặc theo yêu cầu của Chính phủ/ Thủ tướng đề xuất nhiệm vụ cấp bách, mới phát sinh có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của đất nước, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh (QPAN) thông qua ý kiến tư vấn của các chuyên gia, tổ chức” tại Thông tư xác định nhiệm vụ và quy định giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định chủ động rút ngắn thời các bước theo trình tự thủ tục để đảm bảo tiến độ.

  • Nhiệm vụ KH&CN chứa bí mật nhà nước: Mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng các nhiệm vụ chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy trình tương tự nhiệm vụ thông thường (giao trực tiếp theo phương thức trực tiếp), nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước hiện hành.

  • Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia giao bộ, ngành trực tiếp quản lý: Điều chỉnh thống nhất với quy định của Luật KH&CN. Bộ KH&CN là cơ quan duy nhất phê duyệt nhiệm vụ cấp quốc gia hàng năm và tổ chức ký hợp đồng.

  • Quy định các phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp: (i) Phương thức trực tiếp; (ii) Phương thức trực tuyến; (iii) Phương thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến; (iv) Các nhiệm vụ chứa bí mật nhà nước được tuyển chọn, giao trực tiếp theo phương thức trực tiếp và tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

  • Điều chỉnh thời gian nộp hồ sơ xuống còn 30 ngày để đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung xét duyệt.

Lưu ý:

  • Bãi bỏ: quy định có báo cáo tài chính đối với loại hình nhiệm vụ như đề tài, đề án được tài trợ 100% từ ngân sách nhà nước. Bỏ quy định treo 2 năm không được xét tuyển chọn nếu có nhiệm vụ trước đó bị kết luận không đạt. Bỏ quy định đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ tham gia phiên họp Hội đồng.

  • Bổ sung: quy định về xếp thứ tự ưu tiên khi nhiều hồ sơ bằng điểm nhau. Đơn vị đề xuất ý tưởng sẽ được xem xét cộng 10% số điểm khi điểm trung bình của đơn vị đó đạt 70 điểm. Bổ sung trường hợp vi phạm khi không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả ứng dụng theo quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BKHCN.  Bổ sung quy định không cho phép là thành viên của đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng. Bắt buộc kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức chủ trì và đơn vị phối hợp trong dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN. Bổ sung yêu cầu hồ sơ năng lực của đơn vị phối hợp trong dự án SXTN, dự án KH&CN. Bổ sung việc gửi “Câu hỏi” để giải trình sau Phiếu nhận xét trước phiên họp Hội đồng.

Về biểu mẫu:

  • Phân kỳ kinh phí thực hiện sau khi ký Hợp đồng;

  • Điều chỉnh Biểu mẫu Biên bản họp Tổ thẩm định để lượng hóa chi tiết các nội dung của nhiệm vụ được thẩm định theo ý kiến kết luận chung của Tổ thẩm định; Bỏ Phiếu thẩm định của từng thành viên;

  • Nội dung thù lao công lao động theo tháng nghiên cứu gắn với chức danh;

  • Bổ sung Bản giải trình ý kiến của Hội đồng, Tổ thẩm định để thống nhất hình thức giải trình…

5. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng

  • Bổ sung quy định về hình thức kiểm tra, đánh giá trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp – trực tuyến. Tương tự, tổ chức chủ trì có thể gửi hồ sơ, tài liệu bằng bản cứng hoặc bản điện tử có chữ ký số. Biên bản họp kiểm tra, định kỳ trong trường hợp kiểm tra trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến – trực tiếp có thể được ký số hoặc ký bằng chữ ký trực tiếp.

  • Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn kiểm tra là đại diện của đơn vị quản lý kinh phí và đơn vị quản lý chuyên môn (không nhất thiết phải là Lãnh đạo đơn vị); Đối với những Chương trình có Ban chủ nhiệm, đại diện Ban chủ nhiệm là thành phần bắt buộc của đoàn kiểm tra; Tùy theo mục đích, tính chất của đoàn kiểm tra, đánh giá, đơn vị tổ chức kiểm tra (đơn vị quản lý kinh phí) có thể đề xuất thành phần cụ thể của đoàn; Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của thành viên đoàn.

  • Tích hợp, giảm thiểu mẫu biểu kiểm tra (từ 04 mẫu còn 01 mẫu), lược bỏ các nội dung trùng lặp; Quy định cụ thể về tài liệu, báo cáo phục vụ kiểm tra và thời hạn gửi hồ sơ; Bổ sung quy định về việc đoàn kiểm tra đánh giá cần nhận được hồ sơ tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày kiểm tra để có thời gian xem xét, đánh giá, chuẩn bị ý kiến.

  • Tổ chức chủ trì có Công văn đề xuất thay đổi chủ nhiệm gửi Bộ chủ trì nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ có ý kiến về đề xuất này thông qua Công văn phúc đáp. Căn cứ vào ý kiến của Bộ chủ trì, Tổ chức chủ trì ra quyết định về việc thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ.

  • Đối với phần kinh phí không được giao khoán, bổ sung quy định về việc Tổ chức chủ trì nhiệm vụ được đề xuất bằng văn bản để Bộ chủ trì nhiệm vụ xem xét, quyết định việc điều chỉnh mua sắm nguyên vật liệu. Sau điều chỉnh, việc mua sắm nguyên vật liệu thực hiện theo quy định hiện hành.

Lưu ý:

  • Việc mua sắm sẽ điều chỉnh trong Nghị định sửa đổi Nghị định 70 (phân cấp nhiều hơn cho Đơn vị quản lý kinh phí).  Cho phép Rút ngắn thời gian thực hiện khi hoàn thành tối thiểu 50% nội dung.

  • Đối với Dự án SXTN, Dự án KH&CN, khi thay đổi tổ chức phối hợp cần có ý kiến của Bộ chủ trì, xem xét theo quy định của Thông tư 08. Khi cần thiết thì thành lập Tổ chyên gia/Yêu cầu đo kiểm (thẩm quyền giao Văn phòng)

  • Bám vào Khoản 2 Điều 36 Nghị định 08 về “Nội dung khoa học, tiến độ thực hiện, và sử dụng kinh phí” để sửa TT04 (biểu mẫu) về yêu cầu kiểm tra. Bỏ xác nhận “chất lượng”, chỉ xác nhận “khối lượng” công việc đã thực hiện theo Hợp đồng (Thuyết minh là phần cấu thành)

  • TT08 làm rõ trách nhiệm của Tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm về “nội dung khoa học”/”chất lượng” của từng nội dung. Cuối cùng Hội đồng đánh giá xác định.

6. Đánh giá, nghiệm thu

  • Cải tiến Phiếu nhận xét theo hướng: (i) Chưa kết luận đạt/không đạt, (ii) Mục đích là đưa ra các điểm cần làm rõ, (iii) Đồng ý cho đánh giá nghiệm thu ngay không hay cần bổ sung thông tin báo cáo; (iv) Điều chỉnh ngày nhận tối thiểu để tổng hợp ý kiến về các điểm cần làm rõ

  • Bổ sung yêu cầu đối với sản phẩm tại Thông tư 03,07; 08. Nguyên tắc là Quá trình đánh giá, nghiệm thu căn cứ vào đặt hàng của Bộ chủ trì nhiệm vụ, do đó yêu cầu của từng loại sản phẩm cần được nêu chi tiết tại hợp đồng, thuyết minh và phê duyệt danh mục ban đầu.

  • Bổ sung quy định về việc Tổ chuyên gia đi kiểm tra thực tế.

  • Quy định trong TT08 lưu ý về yêu cầu đánh giá sản phẩm trong quá trình thực hiện và bổ sung trong TT11 về việc đánh giá sản phẩm giữa kỳ, sau này được sử dụng để: (i) Phục vụ cho đánh giá, nghiệm thu cuối cùng, (ii) Là cơ sở để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa vào sử dụng trong trường hợp cấp bách, khẩn cấp. Quy định về quy mô, trình tự, thủ tục của Hội đồng đánh giá sản phẩm giữa kỳ theo từng trường hợp nêu trên.

  • Quy định trách nhiệm của cơ quan đề xuất đặt hàng gồm: (i) Phối hợp với Bộ chủ trì nhiệm vụ trong quá trình đánh giá, nghiệm thu kết quả kết quả thực hiện nhiệm vụ; (ii) Tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, bố trí kinh phí, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ do mình đề xuất đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu và định kỳ hằng năm hoặc đột xuất gửi báo cáo kết quả ứng dụng về Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, xem xét bổ sung vai trò của cơ quan đề xuất đặt hàng trong quá trình tư vấn xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá.

Nguồn Vụ KHTC, Bộ KH&CN

Scroll to Top