Ngày 28/11, tại tỉnh Bến Tre, ĐHQG-HCM phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ năm 2020.
Sự kiện truyền thông
Hôm nay khoác lên mình chiếc blouse trắng miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tuần sau có thể đã mang sneaker, vác ba lô chu du ở một vùng đất xa xôi nào đấy.
Năm 2019 là một năm thành công với PGS.TS Đào Nguyên Khôi - Khoa Môi Trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM, khi thầy liên tiếp gặt hái được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý như đạt học hàm phó giáo sư, Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM… Dù vậy, ở vai trò là nhà giáo hay nhà ngiên cứu, thầy vẫn luôn nỗ lực tiến lên vì thầy tin rằng thành công là cả một quá trình chứ không phải tại một thời điểm.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, khiến hàng trăm ngàn người tử vong thì việc điều chế vắcxin để đáp ứng kịp thời công cuộc phòng chống dịch trở nên cấp thiết. Đây được xem là một bước chủ động trước khi đại dịch thoái lui hoặc tái phát với chủng mới. Dù việc nghiên cứu sản xuất vắcxin mất nhiều thời gian, song các quốc gia có dịch ảnh hưởng vẫn đang ráo riết tìm ra giải pháp tốt nhất.
Việt Nam đã đưa ra gói kích thích tài khóa gồm giảm thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 ngàn tỷ đồng, chi tiền mặt cho an sinh xã hội lên đến 62.000 tỷ đồng, giảm giá điện với tổng trị giá 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm xã hội trị giá 9.500 tỷ đồng. Tính tổng thể quy mô gói kích thích tài khóa của Việt Nam tương đương 4,3% GDP và xấp xỉ các nền kinh tế mới nổi khác cũng như các quốc gia đang phát triển trong khu vực.
Ngày 20/7, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Sở KH&CN TP.HCM (SIHUB) phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ ĐHQG-HCM (IPTC) tổ chức Hội thảo “Thương mại hóa kết quả NCKH bài học từ các nước, hiện trạng và mô hình đề xuất thương mại kết quả NCKH”. Tại hội thảo, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU).