Sự kiện truyền thông
Ngày 2/10, Ban tổ chức cuộc thi “Sáng tạo kinh doanh xã hội năm 2021” (Social Business Creation - SBC) công bố kết quả chung cuộc với giải Nhất thuộc về dự án Nanoneem của nhóm sinh viên Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM.
Tại tọa đàm “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức trực tuyến, GS.TS Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên ĐHQG-HCM đã trình bày báo cáo “Các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Sáng 29/9, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tọa đàm: “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”. Gần 200 đại biểu là lãnh đạo trung ương, 13 tỉnh/thành vùng Tây Nam bộ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự.
Sáng 29/9, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tọa đàm: “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”. Gần 200 đại biểu là lãnh đạo trung ương, 13 tỉnh/thành vùng Tây Nam bộ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự.
Thảo luận về những tiêu chí đánh giá và giám sát các hoạt động cơ bản về tăng cường sức khỏe của một trường đại học là nội dung trong buổi họp giữa Khoa Y ĐHQG-HCM và Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, vào sáng 28/9.
Đó là 1 trong 5 kiến nghị từ nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế TP.HCM giai đoạn COVID-19 lần thứ 4” do Trường ĐH Kinh tế - Luật và Viện nghiên cứu Phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM công bố vào sáng 6/9.