KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hội nghị & Hội thảo

Cần phải thay đổi các chính sách về thu hút nhân tài, hỗ trợ người lao động nhập cư, khai thác và sử dụng tài sản công để tạo điều kiện khơi thông nguồn lực phát triển TP.HCM trong giai đoạn mới. Đó là những đề xuất mà PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM đã nêu ra tại tọa đàm “Đề xuất và kiến nghị một số vấn đề triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14”.
Chiều 3/6, tại Hội trường Trần Chí Đáo, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Chính sách, Kinh tế, Xã hội”. TS Vũ Thị Mai Oanh - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, đã có những phát biểu thiết thực nhằm phát triển tiềm lực KH, CN nước nhà.
Tại tọa đàm “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức trực tuyến, GS.TS Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên ĐHQG-HCM đã trình bày báo cáo “Các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Sáng 29/9, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tọa đàm: “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”. Gần 200 đại biểu là lãnh đạo trung ương, 13 tỉnh/thành vùng Tây Nam bộ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự.
Việt Nam đã đưa ra gói kích thích tài khóa gồm giảm thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 ngàn tỷ đồng, chi tiền mặt cho an sinh xã hội lên đến 62.000 tỷ đồng, giảm giá điện với tổng trị giá 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm xã hội trị giá 9.500 tỷ đồng. Tính tổng thể quy mô gói kích thích tài khóa của Việt Nam tương đương 4,3% GDP và xấp xỉ các nền kinh tế mới nổi khác cũng như các quốc gia đang phát triển trong khu vực.
Đến nay, Việt Nam đã dỡ bỏ lệnh cách ly toàn xã hội và bắt đầu triển khai các chính sách khôi phục nền kinh tế thời hậu COVID-19. Tìm kiếm giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch phải tính đến các chính sách chưa từng có tiền lệ nhằm đảm bảo sự tăng trưởng vững chắc, thích ứng với các biến động khó lường trong tương lai.
Đó là đề xuất của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm thế giới và khả năng thực hiện ở Việt Nam” được Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn ĐHQG-HCM tổ chức ngày 2/7, tại khách sạn Rex.
Scroll to Top