Phát động Hội thi Thử thách Trí tuệ nhân tạo (AI Challenge) TPHCM năm 2024
Chiều 12/7, Hội thi thử thách trí tuệ nhân tạo (AI Challenge) TPHCM năm 2024 đã chính thức phát động.
Chiều 12/7, Hội thi thử thách trí tuệ nhân tạo (AI Challenge) TPHCM năm 2024 đã chính thức phát động.
Ngày 11/7/2024, ĐHQG-HCM đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH) thúc đẩy nghiên cứu đột phá, xuất sắc tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2025-2030” với sự tham dự của gần 60 đại biểu là lãnh đạo các ban chức năng, đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM; lãnh đạo doanh nghiệp, bệnh viện có quan hệ hợp tác với ĐHQG-HCM; chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên thuộc các lĩnh vực sinh học, CNSH, y sinh, vật liệu y sinh, khoa học sức khỏe, nông nghiệp của ĐHQG-HCM.
Nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và đổi mới sáng tạo ở khu vực phía Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của vùng, nâng cao đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) vào kinh tế – xã hội; đồng thời triển khai Chương trình phối hợp công tác hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) giai đoạn 2021-2025, ĐHQG-HCM phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo “Kết nối chuyển giao công nghệ tại khu vực phía Nam”. Hội thảo sẽ là diễn đàn trao đổi, chia sẻ để xác định nhu cầu công nghệ, hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu chung, hỗ trợ tìm kiếm chuyên gia, công nghệ nước ngoài…
Sáng 5.7, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: Cạnh tranh Mỹ – Trung và tác động đến khu vực Đông Nam Á. Hội thảo đã làm rõ nhiều khía cạnh, nội dung cách thức triển khai và đánh giá tác động của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung đến khu vực Đông Nam Á trên các lĩnh vực cụ thể, do khoa Quan hệ quốc tế đăng cai thực hiện.
Phái đoàn Chính phủ Bang New South Wales, Úc do ông Anoulack Chanthivong – Bộ trưởng Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghệ dẫn đoàn lần đầu đến thăm và có buổi thảo luận trực tiếp với đại diện Trường Đại học Bách khoa
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Dệt May tại Đức đã mang đến các thông tin mới mẻ về các giải pháp công nghệ hàng đầu cũng như bối cảnh, tiềm năng phát triển ngành Dệt May thông qua hội thảo “Công nghệ Đức đáp ứng ngành Dệt May Việt Nam”
Chiều ngày 02/07/2024, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn đã tổ chức thành công Hội thảo: “Kinh tế tuần hoàn – Giải pháp hướng đến trung hòa carbon cho khu đô thị ĐHQG-HCM” tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM. Hội thảo nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập ĐHQG-HCM 27/01/1995 – 27/01/2025.
Ngày 28/6/2024, tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM (Quận 1), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) phối hợp ĐHQG-HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy các nghiên cứu đột phá, xuất sắc tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở TP.HCM”. PGS.TS Trần Cao Vinh – Phó Giám đốc ĐHQG-HCM đã đến dự.
Viện Công nghệ Nano ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Jashore – Bangladesh với mục đích Hợp tác về Giáo dục và Nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM đã thiết lập mối quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với hai trường Đại học hàng đầu tại Úc là Đại học Monash và Đại học Công nghệ Sydney (UTS) lần lượt vào năm 1995 và năm 2007.