KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Sự kiện truyền thông

Trường ĐH An Giang pha chế 10.000 chai nước rửa tay phòng COVID-19

TS Lâm Thị Mỹ Linh – Trưởng bộ môn Hóa, Khoa Sư Phạm Trường ĐH An Giang ĐHQG-HCM, cho biết chai nước rửa tay 100 ml nàycó khả năng sát khuẩn lên đến 90%, đồng thời tạo lớp màng ẩm bảo vệ da nhờ thành phần Vitamin E và tinh dầu. Trường ĐH An Giang sẽ sản xuất 10.000 chai để phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm Covid-19 trong thời gian tới.

ĐHQG-HCM: 25 năm phát triển toàn diện

Dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế; liên tục cải thiện thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín; đa dạng hóa hình thức chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng hiệu quả; chất lượng nghiên cứu, đào tạo được giới học thuật và nhà tuyển dụng đánh giá cao…

Công bố khoa học và xếp hạng đại học 2019

Trong những năm vừa qua, ĐHQG-HCM luôn được xem là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là trên các tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục cơ sở dữ liệu Web of Science, Scopus. Tính đến tháng 10/2019, ĐHQG-HCM đã công bố hơn 2500 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín hơn 600 bài, tăng khoảng 32% so với cùng giai đoạn năm 2018 (455 bài) và số bài báo thuộc danh mục SCI & SCIE là 437 bài, tăng khoảng 45% so với với cùng kỳ năm 2018 (298 bài).

Chương trình Tây Nam bộ: Gắn với đời sống, giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội

Ngày 28/12, tại TP Cần Thơ, ĐHQG-HCM và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Tây Nam bộ 2019, triển khai kế hoạch năm 2020. Đây là chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia nhằm phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ.

7 sinh viên ĐHQG-HCM nhận giải thưởng Công nghệ thông tin và truyền thông năm 2019

Ngày 28/12, tại Hội trường Thống Nhất, UBND TP.HCM chủ trì tổ chức “Ngày hội doanh nghiệp Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo TP.HCM năm 2019” với chủ đề: “Nhận thức mới, thay đổi nhanh, sáng tạo đột phá”. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM Nguyễn Minh Tâm tham dự.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) gồm 8 tỉnh/thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước. Mặc dù chỉ chiếm 9,2% diện tích nhưng vùng chiếm hơn 45% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 43% thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh CMCN 4.0, khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học công nghệ.

Scroll to Top