KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Author name: Admin

ĐHQG-HCM thảo luận về định mức nghiên cứu khoa học của giảng viên

Ngày 15/8/2022, ĐHQG-HCM tổ chức Tọa đàm “Một số vấn đề về định mức nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM)” tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Q5). Mục đích chính của toạ đàm nhằm trao đổi, thảo luận, và chia sẽ kinh nghiệm về một số vấn đề liên quan định mức nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên (theo nội dung Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT), nghiên cứu viên trong hệ thống ĐHQG-HCM và một số nội dung bổ sung, sửa đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022.

“Thách thức của lũ lụt và hạn hán chưa từng có trong quản trị rủi ro”

Đó là tiêu đề bài báo được nhóm nghiên cứu từ ĐHQG-HCM (Đào Nguyên Khôi, Huỳnh Thị Thảo Nguyên, Phạm Thị Thảo Nhi, Trần Thị Vân Thư, Nguyễn Hồng Quân) cùng các chuyên gia về thủy văn trên thế giới công bố trên Tạp chí Nature. Website ĐHQG-HCM xin tóm tắt và giới thiệu về kết quả nghiên cứu của bài báo này.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa có ý nghĩa sống còn đối với đất nước ta

PGS.TS Vũ Hải Quân – Giám đốc ĐHQG-HCM, đã đưa ra vấn đề này tại Hội thảo khoa học quốc gia “Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Thành ủy TP.HCM và ĐHQG-HCM tổ chức tại Hội trưởng Thành ủy TP.HCM vào sáng 28/7.

Không thể vận hành đại học theo quy chuẩn của doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia giáo dục quốc tế đã khẳng định như vậy khi thảo luận về vấn đề tự chủ của đại học công tại Hội thảo Mùa hè do ĐHQG-HCM và ĐH Indiana (Hoa Kỳ) đồng tổ chức tại Khách sạn Rex vào ngày 26/7. Hơn 200 chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước đã tham gia phiên mở rộng của hội nghị này.

Cần nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Đó là nhận định chung của các chuyên gia tại tọa đàm “Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và vai trò của ĐHQG-HCM trong thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” do ĐHQG-HCM tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG vào chiều 22/7.

Hội thảo quốc tế: “Khung pháp lý quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm”

Ngày 15/7, Trường ĐH Kinh tế – Luật ĐHQG-HCM phối hợp Trường ĐH Liège (Bỉ) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế: Khung pháp lý quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học, ban ngành thủy – hải sản các tỉnh.

Hoàn thành 62 nhiệm vụ trong 8 năm thực hiện chương trình Tây Nam bộ

Sáng 8/12, ĐHQG-HCM phối hợp Viện HLKHXH Việt Nam tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến Hội nghị “Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ giai đoạn 2014 – 2020”. Gần 200 đại biểu là lãnh đạo trung ương, lãnh đạo 13 tỉnh/thành vùng Tây Nam bộ và các nhà khoa học trong nước tham dự.

Ứng dụng AI/IoT quản lý môi trường của Trường ĐH Bách Khoa được Úc tài trợ 250 ngàn đô

Chiều 9/9, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội công bố dự án quản lý môi trường hệ sinh thái bằng công nghệ AI do nhóm giảng viên Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM và Đại học Wollongong (Úc). Dự án này được Chính phủ Úc tài trợ 250.000 đô la Úc (tương đương hơn 184 nghìn USD).

Scroll to Top