KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề án tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Nghiên cứu mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất tinh dầu tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương

1.

Tên đề án:

Nghiên cứu mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất tinh dầu tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương

2. Mã số ĐA2023-18-02
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Đoàn Ngọc Nhuận
Nhóm nghiên cứu gồm: 2PGS.TS, 3TS, 1ThS và 1NCS.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học
6. Loại hình : Đề án
7. Thời gian thực hiện:

12 tháng (2023-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 600 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 27 tháng 06 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS Phạm Văn Hùng (Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 678/QĐ-ĐHQG ngày 21/06/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 
  • – Nội dung 1: Tổng quan về tinh dầu. Thông tin về các loại cây tinh dầu huyện Quế Sơn.

    . Kết quả: Đưa ra được tình hình nghiên cứu tinh dầu trong và ngoài nước. Huyện Quế Sơn có các loại cây tinh dầu như sả chanh, sả Java, gừng sẻ.

    – Nội dung 2: Thông tin diện tích có thể trồng, tính sở hữu vùng trồng, đặc điểm thổ nhưỡng vùng trồng, năng suất trồng cây tinh dầu huyện Quế Sơn.

    . Kết quả: Huyện Quế Sơn có đa phần là đất đồi, đất pha cát ở tầng mặt, thường xuyên hạn hán, phù hợp trồng sả, gừng.

    – Nội dung 3: Bảng khảo sát hàm lượng và chất lượng một số cây tinh dầu trồng ở huyện Quế Sơn.

    . Kết quả: Lá sả chanh có hàm lượng tinh dầu 0,55%, xác định được 23 cấu tử, trong đó hàm lượng citral tổng là 91,22%. Lá sả Java có hàm lượng tinh dầu 0,80%, xác định được 49 cấu tử, trong đó có citronelal 40,15%, geraniol 17,22%  và citronellol 9,63%. Củ gừng sẻ có hàm lượng tinh dầu 0,22%, xác định được 65 cấu tử, trong đó có zingiberen 16,95%, camphen 16,85%, β-phelandren 10,63%, β-sesquiphelandren 7,94%

    – Nội dung 4: Bảng khảo sát, đánh giá một số sản phẩm tinh dầu tương tự hiện có trên thị trường.

    . Kết quả: Tinh dầu sả chanh có nguồn gốc từ huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang chứa 80,49% citral. Tinh dầu sả Java có nguồn gốc từ huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk chứa các cấu tử chính citronelal 43,12%, geraniol 12,49% và citronellol 11,49%. Tinh dầu gừng có nguồn gốc từ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chứa các cấu tử chính là camphen 16,18%, zingiberen 17,28%, β-phelandren 8,85%, β-sesquiphelandren 6,38%

    – Nội dung 5: Thông tin ứng dụng của một số loại tinh dầu tương tự ở Quế Sơn.

    . Kết quả: Tinh dầu có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực tâm linh, hương liệu, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống, y dược, spa và thư giãn, hương trị liệu, gia vị.

    – Nội dung 6: Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và khả năng thương mại hoá của các loại cây có tinh dầu tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

    . Kết quả: Các loại cây sả, gừng là phù hợp để trồng ở địa bàn huyện Quế Sơn. Cần cải tiến, hoàn thiện hệ thống chưng cất tinh dầu. Đề nghị mô hình thương mại hóa sản phẩm tinh dầu.

    – Nội dung 7: Tổng hợp thông tin, viết báo cáo đề án.

    . Kết quả: Báo cáo đề án

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: 01 Quyển báo cáo tổng kết

* Sản phẩm cứng: Không.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Không có

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: dnnhuan@hcmus.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top