AGU-Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum), sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê (Cucumis melo L.)

1. Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum), sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê (Cucumis melo L.)
2. Mã số C2023-16-10
3. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Văn Khải
4. Đơn vị: Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Sinh học và Công nghệ sinh học
6. Loại hình : Nghiên cứu ứng dụng
7. Thời gian thực hiện: 24 tháng (02/2023 – 02/2025)
8. Kinh phí nghiên cứu: 200  triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 14 tháng 07 năm 2025
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ GS.TS Lê Văn Việt Mẫn – Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận
11. Nội dung thực hiện Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định gốc ghép giúp giảm bệnh héo rũ do nấm Fusarium spp. gây ra, đồng thời nâng cao năng suất và ổn định chất lượng dưa lê trồng trong điều kiện nhà màng.
12. Kết quả

Kết quả thu được từ dữ liệu cho thấy: Kết quả nghiên cứu đã phân lập 5 trong số 16 chủng nấm gây hại nghiêm trọng. Dưa lê ghép trên gốc bí đao 6 ngày tuổi bằng phương pháp kẹp có khả năng chống bệnh tốt và tương thích cao. Gốc bí đao chanh cho trái nặng, ngọt và giàu vitamin C nhất. Việc sử dụng gốc ghép phù hợp giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và giá trị thương phẩm, góp phần phát triển sản xuất dưa lê bền vững.

Sản phẩm cứng: Không.

Sản phẩm mềm:

Sản phẩm đào tạo và khoa học:

  • 1 bài báo trên tạp chí thuộc nhóm Q3
  • 4 bài báo thuộc nhóm K6
13. Hình ảnh giới thiệu kết quả  
14. Thông tin liên hệ CNĐT Email: tvkhai@agu.edu.vn
15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang