KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM thuộc Chương trình 562 tại Trường Đại học Bách khoa: Đối sánh & thiết lập cầu nối quá trình tiến hoá magma xâm nhập khu vực Bình Thuận-Vũng Tàu với thành hệ trầm tích Mioxen bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam

1.

Tên đề tài: Đối sánh & thiết lập cầu nối quá trình tiến hoá magma xâm nhập khu vực Bình Thuận-Vũng Tàu với thành hệ trầm tích Mioxen bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam
2. Mã số 562-2022-20-06
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Trần Văn Xuân

Nhóm nghiên cứu gồm: 2 PGS.TS, 4 TS, 1 ThS.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Khoa học trái đất
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024), gia hạn đến 02/2025

8. Kinh phí nghiên cứu: 800 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 09 tháng 04 năm 2025, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ  
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Khảo sát, nghiên cứu thực địa theo mặt cắt, tuyến cắt qua các vị trí chìa khóa, thu thập tài liệu, mẫu vật.

. Kết quả: Xây dựng các tuyến khảo sát thực địa, thu thập và phân loại hơn 100 mẫu đá và trầm tích đại diện tại các vị trí then chốt từ lục địa ra thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ và bể Cửu Long. Lập bản đồ cấu trúc địa chất và ghi nhận đặc điểm địa tầng, thạch học làm cơ sở tích hợp phân tích liên ngành.

– Nội dung 2: Nghiên cứu nguồn gốc hình thành, quá trình tiến hóa thành hệ chứa dầu khí trong trầm tích hạt vụn trên mô hình. Ứng dụng số liệu thu hập, số liệu minh giải nghiên cứu đối sánh sự tương đồng giữa thành hệ magma (lục địa) với thành hệ chứa dầu khí trong trầm tích hạt vụn tuổi Mioxen hạ, mô phỏng kịch bản của quá trình tiến hóa thành hệ chứa dầu khí trong trầm tích hạt vụn bằng mô hình chuyên dụng, thích hợp: PetroMod, Petrel.

. Kết quả: Thiết lập kịch bản tiến hóa thành hệ chứa dầu khí trong trầm tích Mioxen hạ, làm rõ mối tương quan nguồn gốc – vận chuyển – lắng đọng vật liệu giữa đá magma lục địa và thành hệ chứa ngoài khơi. Mô phỏng thành công trên phần mềm PetroMod và Petrel, cho thấy xu thế hình thành bẫy chứa dầu khí phù hợp với địa tầng khu vực.

– Nội dung 3: Phân tích mẫu thu thập thực địa bằng kính hiển vi phân cực, phương pháp XRF, phương pháp ICP-MS, phương pháp TIMS, phương pháp microsond, và phương pháp LA-ICP-MS U-Pb zircon, và phương pháp MC-LA-ICPMS.

. Kết quả: Hoàn tất phân tích hơn 60 mẫu đá và trầm tích bằng các phương pháp hiện đại. Xác định thành phần vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ granitoid lục địa; tuổi U-Pb zircon qua kết quả phân tích 5 mẫu cho thấy tập trung trong khoảng 106–110 triệu năm, khớp với các phức hệ magma vùng Đà Lạt. Kết quả là cơ sở vững chắc cho nhận định mối liên quan tiến hóa địa động lực và nguồn cấp vật liệu lắng đọng.

– Nội dung 4: Giải đoán, dự báo xu thế vận chuyển, nguồn gốc hình thành, quá trình tiến hóa, thiết lập cầu nối giữa thành hệ magma trên bờ với thành hệ trầm tích hạt vụn ngoài khơi tại khu vực nghiên cứu.

. Kết quả: Thiết lập được mô hình kết nối giữa hệ magma lục địa (Định Quán – Ankroet – Đèo Cả – Nha Trang) với hệ trầm tích ngoài khơi bể Cửu Long thông qua phân tích địa tầng, khoáng thạch, tuổi zircon và bối cảnh kiến tạo. Dự báo xu thế vật liệu di chuyển theo trục Tây Bắc – Đông Nam, đóng vai trò quan trọng trong hình thành bẫy dầu khí trong trầm tích clastic.

– Nội dung 5: Mô hình hóa quá trình vận chuyển vật liệu, nguồn gốc hình thành, tiến hóa thành hệ chứa Dầu Khí trong trầm tích clastic tuổi Mioxen.

. Kết quả: Xây dựng thành công mô hình vận chuyển – lắng đọng vật liệu và hình thành thành hệ chứa dầu khí clastic tuổi Mioxen hạ. Kết quả mô hình hóa giúp dự báo xu hướng phân bố tầng chứa tiềm năng, định hướng thăm dò dầu khí hiệu quả cho khu vực nghiên cứu.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: 02 báo cáo.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 02 bài báo Q2  trên các tạp chí Egyptian Petroleum Research Institute và Doklady Earth Sciences;

. 02 bài báo Q3 trên các tạp chí Doklady Earth Sciences and Journal of the Japan Petroleum Institute.

. 01 bài báo trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – ĐHQG TP.HCM

. Đào tạo: 02 Chuyên đề NCS.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: tvxuan@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang