HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM thuộc chương trình DS tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tối ưu và mô hình hóa thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp
1. |
Tên đề tài: | Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tối ưu và mô hình hóa thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp |
2. | Mã số | DS2023-20-03 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: |
PGS.TS. Hoàng Trang Nhóm nghiên cứu gồm: 3 GS.TS, 2 PGS.TS, 2 TS, 8 ThS và 7 CN |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | AI trong thiết kế vi mạch, Điện – Điện tử |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu ứng dụng |
7. | Thời gian thực hiện: |
24 tháng (2/2023-2/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 920 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | 9 giờ 00 phút, ngày 17/02/2025 tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | Quyết định 30/QĐ-ĐHQG ngày 13/01/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau: 1) Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Lê Tiến Thường, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. 2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Trần Ngọc Thịnh, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. 3) Ủy viên Phản biện: TS. Huỳnh Hữu Thuận, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. 4) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Trung tâm SHTT và CGCN, ĐHQG-HCM. 5) Ủy viên Hội đồng: TS. Nguyễn Minh Sơn, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM.. 6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM. 7) Ủy viên Thư ký: TS. Trịnh Xuân Dũng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện |
– Nội dung 1: Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện được quy trình cụ thể để ứng dụng các thuật toán trong AI vào giải quyết việc tối ưu và mô hình hóa vi mạch tương tự và hỗn hợp. . Kết quả: Báo cáo quy trình ứng dụng AI trong thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp. – Bản thảo hai bài báo khoa học. – Nội dung 2: Thực hiện việc cải tiến các kỹ thuật ứng dụng AI vào quy trình thiết kế vi mạch tương tự cụ thể để tự động hóa được quy trình thiết kế vi mạch tương tự. . Kết quả: một bài báo khoa học. – Nội dung 3: Cải tiến và bổ sung thêm các kỹ thuật tối ưu và những thuật toán trong AI mới, tập trung hướng đến việc tìm ra các nghiệm tối ưu cận toàn cục thậm chí là toàn cục (near-global optimum to global optimum). . Kết quả: một bài báo khoa học. – Nội dung 4: Ứng dụng các kỹ thuật AI đã được cải tiến vào quy trình thiết kế các mạch phức tạp hơn ở nội dung 2 như: vòng khóa pha (PLL), bộ ADC, v.v . Kết quả: một bài báo khoa học. – Nội dung 5: Báo cáo tổng kết, thiết kế phần mềm với thuật toán tối ưu bằng AI trong thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp . Kết quả: Báo cáo tổng kết về Phương pháp ứng dụng những thuật toán AI vào quá trình thiết kế vi mạch tương tự; và các cải tiến trong AI. – Phần mềm giúp đưa ra các thông số trong thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp, hỗ trợ người thiết kế |
12. | Kết quả |
* Sản phẩm mềm: * Sản phẩm cứng: Không. * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 Bài báo tạp chí quốc tế Q1. – Đào tạo: Đào tạo thành công 01 học viên cao học tại Trường ĐHBK-ĐHQG-HCM * Sở hữu trí tuệ: 01 Sáng chế “Phương pháp, hệ thống máy tính để xác định thông số quán tính của các cá thể trong thuật toán tối ưu bầy đàn (PSO) để tăng xác suất tìm được giải pháp tối ưu toàn cục trong thiết kế vi mạch tương tự”, tác giả: Hoàng Trang, số hiệu sáng chế: 41847, năm 2024 |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
Hình 1. Đánh giá hiệu suất của các giải thuật AI trong thiết kế vi mạch
|
14. | Thông tin liên hệ CNĐT |
Email: hoangtrang@hcmut.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM