KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu tạo khuyết tật trên cấu trúc vật liệu khung hữu cơ kim loại zirconium (MOF-808) định hướng hấp phụ chọn lọc các chất màu hữu cơ gốc anion

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu tạo khuyết tật trên cấu trúc vật liệu khung hữu cơ kim loại zirconium (MOF-808) định hướng hấp phụ chọn lọc các chất màu hữu cơ gốc anion
2. Mã số C2023-20-07
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Đăng Khoa

Nhóm nghiên cứu gồm: 04 TS, 01 ThS, và 04 SV

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học và Công nghệ Hóa học
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2/2023-2/2025)

8. Kinh phí nghiên cứu: 90 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu 3 giờ 30, ngày 13 tháng 01 năm 2025 Phòng 115B2, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định số 1816/QĐ-ĐHQG ngày 28/12/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài với các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Quang Long (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM).
2) Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Cao Xuân Thắng (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh).
3) Ủy viên Phản biện: TS. Hồ Phương (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh).
4) Ủy viên: TS. Bùi Tấn Nghĩa (Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh)
5) Ủy viên thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM)
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Tổng hợp và phân tích các đặc trưng của vật liệu MOF-808 có cấu trúc khuyết tật.

Kết quả:

– Chuyên đề báo cáo kết quả về quy trình tổng hợp, phân tích các đặc trưng cấu trúc của vật liệu MOF-808 có cấu trúc khuyết tật.

– Nội dung 2: Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu MOF-808 với các chất màu anion và cation hữu cơ.

Kết quả:

Chuyên đề báo cáo kết quả khảo sát 2 điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ các chất màu hữu cơ anion và cation (ít nhất 2 loại màu cation và 2 loại màu anion).

– Nội dung 3: Khảo sát khả năng hấp phụ chọn lọc các chất màu hữu cơ và so sánh với một số chất hấp phụ truyền thống khác.

Kết quả:

Chuyên đề báo cáo kết quả khảo sát khả năng hấp phụ chọn lọc các chất màu hữu cơ anion và cation của vật liệu MOF-808 có cấu trúc khuyết tật

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

– Báo cáo chuyên đề về nội dung 1,2,3

– 01 Bài báo tạp chí quốc tế Q1 (thuộc danh sách SCI-Expanded)

– 01 Bài báo tạp chí trong nước theo Hội đồng Giáo sư nhà nước

– Báo cáo tổng kết đề tài

 

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế Q1 (K1): A sulfonate ligand-defected Zr-based metal– organic framework for the enhanced selective removal of anionic dyes, đăng trên tạp chí RSC Advances vol. 14 trang 16389-16399 năm 2024; Số ISSN: 2046-2069 và Impact factor: 3.9 (https://doi.org/10.1039/D4RA02803A).

 

– 01 Bài báo tạp chí trong nước theo Hội đồng Giáo sư nhà nước: Metal organic framewwork based 6-connected Zr-clusters (MOF-808) for efficient capture of organic dyes, đăng trên tạp chí Công Thương số 13 trang 165-169, năm 05/2023; Số ISSN: 0866-7756.

 

 – Đào tạo: 01 Thạc sỹ và 02 Sinh viên.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Hình 1. Ảnh SEM của mẫu vật liệu MOF-808 (a và b) và MOF-808-S (c và d).

Hình 2. So sánh khả năng hấp phụ các chất màu hữu cơ giữa MOF-808 nguyên bản và MOF-808 có cấu trúc khuyết tật.

Hình 3. Phổ UV-Vis của hỗn hợp dung dịch thuốc nhuộm quinoline yellow và rhodamine B tại các thời điểm khác nhau với các tỷ lệ nồng độ 200 : 200 ppm(a và b) và tại tỷ lệ nồng độ 500 : 500 ppm của MOF-808 và MOF- 808-S.

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: khoand1989@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang