KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Tổng hợp màng ZnO biến tính với F, N và Ag trên nền Zn ứng dụng trong quang xúc tác

1.

Tên đề tài: Tổng hợp màng ZnO biến tính với F, N và Ag trên nền Zn ứng dụng trong quang xúc tác
2. Mã số B2021-18-05
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Huỳnh Thị Kiều Xuân

Nhóm nghiên cứu gồm: 1PGS.TS, 1TS và 4ThS.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học
6. Loại hình : Nghiên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2021-2023)

8. Kinh phí nghiên cứu: 380 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 24 tháng 10 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TSKH Lưu Cẩm Lộc (đơn vị Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 1420/QĐ-ĐHQG ngày 02/10/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Đánh giá quá trình oxi hóa bề mặt bản mỏng Zn trước khi phủ ZnO

. Các mẫu Zn trên nền Cu với phương pháp oxi hóa bề mặt là bằng NaOH trong môi trường không khí cho kết quả tốt với bề mặt gồ ghề cho phép bám dính tốt ZnO ở kích thước nano và submicron.

– Nội dung 2: Tổng hợp bản mỏng quang xúc tác

. Đã điều chế các bản mỏng có độ bám dính tốt: ZnO, ZnO-F, ZnO-N, ZnO-Ag.

– Nội dung 3: Khảo sát cấu trúc, hình thái sản phẩm

. Các bảng số liệu, hình ảnh khảo sát thành phần pha, kích thước hạt và trạng thái bề mặt của mẫu. Có mối liên hệ rõ rệt giữa điều kiện sốc nhiệt và cấu trúc, hình thái, bề mặt của mẫu.

– Nội dung 4: Đánh giá độ bám dính của lớp màng trên chất nền

. Lớp màng có độ bám dính tốt trên nền Zn/Cu, không bí bóng tróc.

– Nội dung 5: Đánh giá hoạt tính quang xúc tác của sản phẩm

. Các bảng số liệu và biểu đồ khảo sát hoạt tính quang xúc tác trong vùng UV và VIS, đánh giá động học của phản ứng và các so sánh hoạt tính giữa mẫu biến tính với ZnO không biến tính.

– Nội dung 6: Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

. Hai bài báo thuộc SCIE đã on line (tạp chí Q2, Q3)

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:
– Báo cáo tổng kết : đáp ứng được tất cả chỉ tiêu đăng ký.
– Quy trình điều chế các bản mỏmg ZnO và bản mỏng biến tính với các giai đoạn chính: mạ Zn lên bản Cu, oxy hóa bề mặt Zn, phủ quay solgel lớp màng ZnO lên bản mòng, biến tính lớp màng ZnO bằng ngâm tẩm và sốc nhiệt với dung dịch càc muối NaF, KNO3, AgNO3
* Sản phẩm cứng:
Các bản mỏng ZnO và ZbO biến tính F, N, Ag đều có sự bám dính tốt lên nền, không có hiện tượng bong tróc sau khi thử nghiệm quang xúc tác 3 lần.
* Sản phẩm đào tạo và khoa học:
. 01 bài báo (Q2) trên tạp chí Journal of Taibah University for Science;
. 01 bài báo (Q3) trên tạp chí Journal of the Australian Ceramic Society.
. Đào tạo: 01 thạc sỹ và 07 cử nhân.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Hình chụp các bản mỏng đại diện

 Ảnh SEM các mẫu đại diện

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: htkxuan@hcmus.edu.vn/ 

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top