KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM thuộc chương trình 562 tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu lý thuyết một số khả năng ứng dụng của các cluster đa nguyên tử: Boron và Sillicon, Boron, Sillicon và Lithium

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu lý thuyết một số khả năng ứng dụng của các cluster đa nguyên tử: Boron và Sillicon, Boron, Sillicon và Lithium
2. Mã số 562-2022-20-05
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Phạm Hồ Mỹ Phương

Nhóm nghiên cứu gồm: 1GS, 2TS, 2ThS và 1CN.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học tính toán
6. Loại hình : Nguyên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 475 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 09 tháng 09 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định 1160/QĐ-ĐHQG ngày 24/08/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Lưu Cẩm Lộc
2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Phạm Trần Nguyên Nguyên
3) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Huỳnh Kim Lâm
4) Ủy viên Hội đồng: TS. Trần Nguyên Lân
5) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Trần Thành Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM
7) Ủy viên Thư ký: TS. Phạm Tấn Thi, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
11. Nội dung thực hiện 

ND1: Khảo sát tính bền của cluster BnSim (Boron và Silicon)

  • Đã xác định được ít nhất một cấu trúc BnSim có hình học đặc biệt, sở hữu các tính chất hóa lý mới và có ý nghĩa khoa học.
  • Các đồng phân bền nhất có mức năng lượng chênh lệch không quá 1 eV, chứng tỏ tính ổn định tương đối giữa các cấu trúc.
  • Kết quả được trình bày trong một báo cáo khoa học đáng tin cậy.

ND2: Phân tích tính chất hóa lý của cluster BnSim

  • Tính bền của các cluster được giải thích thông qua các phân tích hóa lý phù hợp như: năng lượng liên kết, HOMO–LUMO gap, độ bền nhiệt động, phân bố điện tích…
  • Báo cáo khoa học đánh giá đầy đủ về tính ổn định và đặc điểm điện tử của hệ.

ND3: Khảo sát tính bền của cluster BnSimLik (Boron, Silicon và Lithium)

  • Tìm ra ít nhất một cluster BnSimLik với hình học và tính chất hóa lý mới, có ý nghĩa khoa học rõ rệt.
  • Các đồng phân bền có mức năng lượng chênh lệch nhỏ hơn 1 eV, phản ánh khả năng tồn tại trong điều kiện thực nghiệm.
  • Tiêu chí đánh giá tập trung vào độ mới của hình học và tính chất hóa lý đi kèm.

ND4: Phân tích hóa lý của BnSimLik

  • Tính bền được giải thích bằng cách phân tích các đặc trưng hóa lý như phân bố electron, khả năng tái hoạt, và các chỉ số hóa học định lượng.
  • Báo cáo thể hiện rõ tính logic và độ tin cậy trong phân tích.

ND5: Khảo sát tiềm năng ứng dụng

  • Đánh giá khả năng ứng dụng các cluster bền được tìm thấy trong các lĩnh vực như:
    • Vật liệu điện cực cho pin Lithium-ion
    • Vật liệu hấp phụ H₂
    • Cảm biến phát hiện khí (CO, CO₂, NH₃)
    • Chất xúc tác hoặc các chức năng hóa học đặc biệt khác

Báo cáo chỉ ra triển vọng thực tiễn và đề xuất hướng phát triển trong tương lai.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: Không

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

01 bài Q1 trên tạp chí Hydrogen Energy và

01 bài Q2 đăng trên tạp chí Chemical Physics Letters

Đào tạo: 01 tiến sĩ và 04 cử nhân.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: phmphuong@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang