KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Phát triển Quỹ Gen các giống Tre Việt Nam giai đoạn 2021-2024

1.

Tên đề tài:

Phát triển Quỹ Gen các giống Tre Việt Nam giai đoạn 2021-2024

2. Mã số QGB11.ĐA01/2021
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh

Nhóm nghiên cứu gồm: 1GS, 2 PGS, 3TS, 1 Ing. General, 1 Ing. de recherche, 1 Museographe, 7ThS, 3 KS, 2 CN và 3 KTV.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Khoa học Trái đất và Môi trường
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

36 tháng (2021-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 6.000  triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 26 tháng 3 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Nguyễn Phước Dân (đơn vị:Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 230/QĐ-ĐHQG ngày 27/03/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Bảo tồn, định danh và nâng cao tính đa dạng của bộ sưu tập tre sống tại Phú An.

  1. Từ website đã có sẵn từ 2008, cập nhật các tin tức và dữ liệu : bảo tồn đa dạng sinh học tại làng tre Phú An, quản lý bộ sưu tập tre.https://www.ecobambou.phuan.org
  2. Một ứng dụng di động trên nền tảng Android và một ứng dụng di động trên nền tảng iOS để xây dựng mã QR cho Bộ sưu tập tre.
  3. Tạo cảnh quan cho 4 hồ chứa nước được nâng cấp.
  4. Hoàn chỉnh các điểm trên parcours pédagogiques để dạy cho trẻ em.
  5. Theo dõi sinh trưởng các loài thực vật chịu rợp dưới tán tre để nâng cao tính đa dạng và lợi ích cho bộ sưu tập tre.
  6. Tiếp tục nghiên cứu định danh các loài tre gai Việt Nam.

– Nội dung 2: Xây dựng Vườn Bảo tồn (VBT) và Bảo tàng thực vật (Herbarium) tại ĐHQG-HCM:

Qui hoạch, thiết kế cảnh quan, trồng và theo dõi sinh trưởng bộ sưu tập tre tại ĐHQG- TP HCM. Trồng hàng rào tre gai xung quanh khu vực.

Thực hiện Herbarium cho các loài thực vật tại ĐHQG cho Tre, Dương Xỉ, Địa y, Rêu.

– Nội dung 3: Nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm từ tre

Nghiên cứu cơ chế hấp phụ và biện pháp giải hấp phụ bề mặt của than tre.

Nghiên cứu gỗ composite từ bột tre và HDPE.

– Nội dung 4: Tiếp tục phát triển con đường Tre và Bức tường xanh

 Theo dõi sự thích ứng của các điểm bảo tồn trên con đường tre Việt Nam ( Đồng Tháp, Dak Nong, Sơn La).

Xây dựng bản đồ hiện trạng của đất trống đồi trọc cho Việt Nam.

Đánh giá khả  năng sử dụng các xác bả thực vật để gia tăng chất hữu cơ cho vùng khô hạn, tác động của tre trong ngăn chặn sa mạc hoá tại Ninh Thuận.

Theo dõi mô hình thử nghiệm Bức tường xanh trên đất đồi cát.

Chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của bộ sưu tập tre tại vùng khô hạn Ninh Thuận.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

  1. Mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông trên Website của Làng Tre Phú An: www://ecobambou.phuan.org, tri ân cha mẹ nuôi và thực hiện du lịch ảo tại Làng Tre.

Tạo khóa phân loại cho 27 specimens Tre gai. Đã lập được bảng so sánh khác biệt (discriminant) của 27 specimens Tre gai.

  1. Nâng cấp cảnh quan toàn bộ cảnh quan và hoàn chỉnh parcours pédagogiques cho giáo dục.
  2. Tổ chức Hội Thảo tre quốc tế WBW4 vào tháng 9/2022, phục vụ giáo dục đa dạng sinh học.
  3. Đã tổ chức Hội thảo thứ nhất trong chuỗi Hội Thảo chào mừng 25 năm thành lập Làng Tre Phú An, ngày 28/1/2024.với chủ đề: Lớp học xanh: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Tre xanh: Vô địch của sự phát triển bền vững.
  4. Duy trì và phát triển con đường tre và Bức tường xanh.

* Sản phẩm cứng: 2 ấn phẩm khoa học:

1) Cuốn sách tiếng Pháp đã xuất bản: Collections de bambous du Viet Nam:Conservation, informatisation et valorisation pour le développement durable”, Diep thi My Hanh, Marc Pignal, Jacques Gurgand, Soejatmi Dransfield, Nguyen Khac Dieu, Nguyễn thị Bich Loan, Ly Ngoc Sam, Régine Vignes-Lebbe.
Linkhttps://www.editions.ird.fr/produit/662/9782709929394/biodiversite-des-ecosystemes-intertropicaux

 

2) Bản thảo sách tiếng Việt: “Tre gai Việt Nam – Mô tả hình thái, phân loại, định danh”, Nguyễn Khắc Điệu, Jacques Gurgand, Régine Vignes-Lebbe, Marc Pignal, Phạm Bách Việt, Diệp Thị Mỹ Hạnh

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 01 bài báo quốc tế (Q1): Three-dimensional pore characterization of poly(lactic)acid/bamboo biodegradable panels, Dang Mao Nguyen, Thi My Hanh Diep, Yuri Ferreira da Silva, Thi Nhung Vu, Dong Quy Hoang, Chi Nhan Ha Thuc, Patrick Perret, International Journal of Biological Macromolecules 221, 2022, 6-24 (Q1, Elsevier, IF= 8.2)

. 01 bài báo quốc tế (Q3)  trên các tạp chí Physical Sciences Reviews. Highly functional nanocellulose-reinforced thermoplastic starch-based nanocomposites, Dang Mao Nguyen*, Julia Buchner, Thien Huu Tran, Dong Quy Hoang, Thi My Hanh Diep and Quoc-Bao Bui.

. 02 bài báo trong nước:

  • 01 trên tạp chí Rừng và Môi trường: “Asplenium pellucidum (Aspleniaceae), một loài dương xỉ được ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam ”, Trầm Nguyễn Khánh Trình*, Võ Lâm Đức Huy, Võ Thị Phi Giao, Diệp Thị Mỹ Hạnh.
  •  01 trên tạp chí  Journal of Science and Technology:

    “Creation of the Route of Bamboo, a Contribution to Net Zero by 2050 in Vietnam”, Diep Thi My Hanh1,2,*, Jacques Gurgand1, Pham Bach Viet3, Nguyen Khac Dieu2, Marc Pignal4, Régine Vignes Lebbe4

    . Đào tạo: 01 tiến sĩ (đang thực hiện), 01 thạc sỹ và 03 cử nhân.
13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Hình 1:  Mô hình thí nghiệm chống sa mạc hóa trên đất khô hạn Ninh Thuận, nay đã phát triển tốt sau 4 năm trồng thí nghiệm.

Hình 2: Hệ sinh thái nhiều tầng tại Làng Tre Phú An: tầng cao cây lâu năm, tầng giữa Tre, tầng dưới cây chiu rợp như dương xỉ, mây nếp, mây nước.

14. Thông tin liên hệ CNĐT

TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh

Email:mhg286@gmail.com

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top