KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG tháng 04/2024 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

STT

Đề tài

1

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau: 
– Tên đề tài: Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1858 đến năm 1975.
– Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lưu Văn Quyết.
– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: B2022-18b-03
– Thời gian: …. giờ …….phút, ngày ……../……./2024
– Địa điểm: …………………………………………….., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
– Quyết định nghiệm thu số: …../QĐ-ĐHQG ngày …../…./2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: ……………………………
Tóm tắt đề tài:
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nằm giữa biển Đông, có vai trò chiến lược về địa – chính trị và tiềm năng to lớn về kinh tế. Trong lịch sử, các vương triều phong kiến Việt Nam đã khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX theo đúng nguyên tắc đặc thụ mà không nhận sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Để nghiên cứu các hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1858 đến năm 1975, chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích các nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, đặc biệt là tài liệu lưu trữ (tài liệu gốc) của chính quyền Pháp, chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo phương pháp khoa học. Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, kết hợp với các phương phương nghiên cứu chuyên ngành (phương pháp lịch sử và phương pháp logic), cùng với các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đề tài đã làm rõ: (i) vị trí địa lý, đặc điểm địa chất, tài nguyên khoáng sản, tầm quan trọng của vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; (ii) khái quát các hoạt động khai phá và xác lập chủ quyền của các vương triều phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX); (iii) làm rõ bối cảnh tác động và hoạt động khai thác, quản lý và  bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền thuộc địa Pháp, chính phủ “Quốc gia Việt Nam” và chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1858 đến năm 1975; (iv) đánh giá hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1858-1975; (v) trình bày luận cứ và đánh giá luận cứ của các bên tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan) từ góc nhìn lịch sử và pháp lý; (vi) luận giải chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên cơ sở bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý; (vii) gợi mở một vài kinh nghiệm góp phần vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong giai đoạn hiện nay.

  

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Scroll to Top