Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Thiết kế và phát triển cảm biến quang học có độ nhạy cao sử dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ trên vật liệu nano kim loại Ag, Au cho các ứng dụng y sinh
1. |
Tên đề tài: | Thiết kế và phát triển cảm biến quang học có độ nhạy cao sử dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ trên vật liệu nano kim loại Ag, Au cho các ứng dụng y sinh |
2. | Mã số | DS2022-18-01 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: |
Trần Thị Như Hoa Nhóm nghiên cứu gồm: 1 PGS.TS, 2 TS, 4 ThS và 1 HVCH |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Vật lý |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: |
24 tháng (2022-2024) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 775 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 17 tháng 01 năm 2024 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ |
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Phong (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM) theo Quyết định số 1871/QĐ-ĐHQG ngày 30/12/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện |
* Nội dung 1: Chế tạo sợi quang đa mode để dẫn truyền ánh sáng. . Kết quả: – Tạo sợi quang đa mode với hai đầu FC/PC có cấu trúc lớp vỏ bọc ngoài cùng, lớp phản xạ ánh áng, và lớp lõi SiO2 – Kiểm tra chất lượng và hiệu suất truyền tín hiệu dẫn sóng ánh sáng thông qua kính hiển vi truyền ánh sáng và hệ quang học sử sụng laser He-Ne. * Nội dung 2: Chế tạo sợi quang học cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ (LSPR). . Kết quả: – Cấu trúc lõi sợi quang đa mode với chiều dài cảm biến 1 cm được kiểm tra chất lượng và đường kính bằng kính hiển vi lực điện tử quét FESEM. – Dùng phương pháp khử hóa học để tổng hợp hạt nano Ag và Au. * Nội dung 3: Chế tạo đế SERS plasmonic. . Kết quả: – Đế SERS plasmonic được chức năng bề mặt với các cầu nối hóa học và được gắn các hạt nano Ag, Au – Kiểm tra và đánh giá bề mặt của đế SERS khi chức năng các hạt nano kim loại * Nội dung 4: Kiểm tra độ nhạy của cảm biến quang học sợi quang và đế SERS . Kết quả: – Kiểm tra độ nhạy với cảm biến với hạt nano kim loại Ag và Au gắn trên bề mặt lõi. Tính toán độ nhạy S và giới hạn nồng độ nhỏ nhất (LOD) cảm biến có thể phát hiện đối với glycerol. – Khảo sát khả năng đáp ứng của đế SERS với hoạt chất – Nội dung 5: Xét nghiệm y-sinh-hóa bằng sự cộng hưởng plasmon trên bề mặt sợi quang. . Kết quả: – Thiết kế mô hình thí nghiệm quang học. – Chức năng bề mặt của cảm biến 1 và cảm biến 2 trên nền hạt nano kim loại để có thể bắt các phân tử mục tiêu. – Phân tích kết quả đạt được và so sánh với các công trình nghiên cứu khác. |
12. | Kết quả |
* Sản phẩm mềm: 02 bảng số liệu cần đạt các tiêu chí đánh giá cụ thể. |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
Hình 1. Hệ thí nghiệm quang học để đo độ nhạy của sợi quang học Hình 2. (a) Công suất đầu ra của cảm biến sợi quang và (b) mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ của dung dịch glycerol. (c) Sự phụ thuộc vào thời gian cho những thay đổi về công suất truyền và (d) đáp ứng của cảm biến sợi quang dựa trên LSPR theo các nồng độ dopamine khác nhau. Hình 3. (a) Tín hiệu Raman của các phân tử phức tạp ở cùng nồng độ 10-6 M; (b) Phổ SERS của các phân tử RhB và (c) đường cong hiệu chuẩn giữa nồng độ phát hiện và cường độ SERS; (d) Phổ Raman 10-7 M RhB được thu thập từ 16 vị trí ngẫu nhiên, (e) biểu đồ thanh tương ứng cho sự dịch chuyển Raman cường độ đặc trưng của RhB trên chất nền IRMOF-3/Ag
|
14. | Thông tin liên hệ CNĐT |
Email: ttnhoa@hcmus.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM