KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trường Đại học Bách khoa: Xây dựng và phát triển phương pháp số cho các bài toán động lực học kết cấu tấm dầy chịu tải trọng di động và nhiệt độ

1.

Tên đề tài: Xây dựng và phát triển phương pháp số cho các bài toán động lực học kết cấu tấm dầy chịu tải trọng di động và nhiệt độ
2. Mã số B2022-20-03
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS. TS. Lương Văn Hải

Nhóm nghiên cứu gồm: 01 PGS.TS, 03 TS, 02 ThS..

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Xây dựng
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 860 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 21 tháng 12 năm 2023
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

Quyết định số 1723/QĐ-ĐHQG ngày 11/12/2023 của Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:

  • Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Lê Văn Cảnh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp. HCM
  • Ủy viên Phản biện: GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM
  • Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM
  • Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Hoài Sơn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM
  • Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
  • Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM
  • Ủy viên Thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông, Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Giới thiệu tổng quan về các phương pháp số mới được phát triển gần đây, tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như mục tiêu và hướng nghiên cứu của đề tài.

. Kết quả: Hoàn thành chương đầu tiên – Chương 1. Tổng quan – của báo cáo.

– Nội dung 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết số của những phương pháp số dựa trên nền tảng của phương pháp phần tử chuyển động để phân tích ứng xử của kết cấu tấm trên nền đàn hồi, nền đàn nhớt hay kết cấu tấm nổi chịu tải trọng di động có xét đến yếu tố phi tuyến vật liệu, hình học hay sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

. Kết quả: Hoàn thành Chương 2. Cơ sở lý thuyết của báo cáo.

– Nội dung 3: Xây dựng chương trình tính toán bằng Matlab, lập trình kiểm chứng chương trình bằng cách so sánh với những kết quả nghiên cứu trước đó sử dụng phương pháp truyền thống. Thực hiện các ví dụ số minh họa, tiêu biểu như: phân tích ứng xử động của tấm khi thay đổi điều kiện nhiệt độ, thông số hình học, tải trọng, thông số dòng chảy và tải trọng sóng, trong trường hợp xe di chuyển với vận tốc không đổi hoặc quá trình nâng và hạ cánh của máy bay.

. Kết quả: Kết quả nội dung nghiên cứu này đã được trình bày chi tiết trong 07 bài báo, trong đó 02 bài báo tạp chí quốc tế International Journal of Structural Stability and Dynamics SCIE phân loại Q1 (SCIE), 03 bài báo tạp chí quốc tế Lecture Notes in Civil Engineering phân loại Q4 (Scopus), 02 bài báo trong nước được tính điểm trong Hội đồng Giáo sư nhà nước (Tạp chí Người Xây dựng).

– Nội dung 4: Tổng hợp kết quả, viết kết luận và kiến nghị.

. Kết quả: Hoàn thành Chương 4. Kết luận & kiến nghị của báo cáo.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: 01 Báo cáo tổng kết đề tài

* Sản phẩm cứng: Không

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. Bài báo: 02 bài báo tạp chí quốc tế International Journal of Structural Stability and Dynamics SCIE phân loại Q1 (SCIE), 03 bài báo tạp chí quốc tế Lecture Notes in Civil Engineering phân loại Q4 (Scopus), 02 bài báo trong nước được tính điểm trong Hội đồng Giáo sư nhà nước (Tạp chí Người Xây dựng).

. Đào tạo: 09 thạc sỹ

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: lvhai@hcmut.edu.vn

Điện thoại: 0944282090

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top