KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển và dẫn hướng phương tiện làm sạch môi trường kênh rạch nhỏ

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển và dẫn hướng phương tiện làm sạch môi trường kênh rạch nhỏ
2. Mã số B2021-20-05
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Nguyễn Duy Anh

Nhóm nghiên cứu gồm: 3PGS.TS, 1TS, 1ThS.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Cơ khí động lực
6. Loại hình : Nghiên cứu ứng dụng
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2021-2023)

8. Kinh phí nghiên cứu: 580 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 18 tháng 12 năm 2023
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ
  • Quyết định 1656/QĐ-ĐHQG ngày 28/11/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:

    • Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Bùi Trọng Hiếu, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
    • Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Phùng Hưng, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM
    • Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Thanh Phương, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
    • Ủy viên Hội đồng: PGS. TS. Nguyễn Đức Ân, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM
    • Ủy viên Hội đồng: TS. Lê Thanh Long, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
    • Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM
    • Ủy viên Thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Xây dựng nhiệm vụ, đánh giá.

Kết quả: Phương án dựa trên sự thống nhất qua 2-3 seminar khoa học và có báo cáo phương án cuối cùng với ý kiến đóng góp của chuyên gia bên ngoài.

– Nội dung 2: Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật hệ thống điều khiển thiết bị tự hành, đánh giá phương án.

Kết quả: Giải thuật điều khiển xây dựng trên nền Matlab, có tích hợp trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu giải thuật điều khiển dự báo (predictive control) cho động cơ DC, trong đó quan tâm đến đáp ứng thời gian, xử lý vấn đề thời gian trễ trong việc đọc mẫu ADC. Ngoài ra, các hệ số trong hệ điều khiển tự điều chỉnh để bài toán điều khiển hội tụ nhanh.

– Nội dung 3: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống xoay trở và dẫn hướng cho thiết bị tự hành theo quỹ đạo tại các khu vực có nồng độ ô nhiễm cao.

Kết quả: Tính toán thủy độngở các chế độ họat động; tính chọn cơ cấu chấp hành phù hợp giải thuật điều khiển

– Nội dung 4: Thiết kế  hệ thống giám sát nồng độ nước thải DO, H2S, COD.. trên thiết bị tự hành.

Kết quả: Tính toán bố trí chung, tính năng ổn định phương tiện tự hành trong quá trình vớt rác với dung tích chứa tối thiểu 20 lit.

– Nội dung 5: Thiết kế thi công, qui trình công nghệ chế tạo, đánh giá cân bằng ổn định trong quá trình thu gom rác thải trên thiết bị tự hành.

Kết quả: Bộ bản vẽ lắp tổng thể và các bản vẽ chi tiết;đảm bảo chế tạo được trong nước theo công nghệ phù hợp. Thử nghiệm + đánh giá kết quả phân tách rác ô nhiễm.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

* Sản phẩm cứng: Thiết bị tự hành thu gom rác và giám sát nước thải

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

–           02 Tạp chí quốc tế ISI, trong đó 01 Q1 & 01 Q2

–           02 Tạp chí trong nước (thuộc danh mục tính điểm của các hội đồng học hàm)

. Đào tạo: 01 thạc sỹ và 04 cử nhân.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: duyanhnguyen@hcmut.edu.vn

Điện thoại: 0965839843

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top