Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM thuộc Chương trình 562 tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng ngập mặn tại vùng ven biển phía Nam Việt Nam
1. |
Tên đề tài: | Nghiên cứu tác dụng giảm sóng của rừng ngập mặn tại vùng ven biển phía Nam Việt Nam |
2. | Mã số | 562-2020-20-03 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | PGS.TS. Nguyễn Danh Thảo Nhóm nghiên cứu gồm: 1PGS.TS, 2TS, 2ThS và 3CN. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Trái đất và Môi trường |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 42 tháng (2020-2023) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 340 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | 09 giờ 00 phút, ngày 07 tháng 09 năm 2023 tại Phòng chuyên đề Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | PGS.TS Đậu Văn Ngọ (đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp.HCM) theo Quyết định 1083/QĐ-ĐHQG ngày 11/08/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện |
– Nội dung 1: Đánh giá tổng quan về hệ thống rừng ngập mặn tại các khu vực ven biển, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả: + Báo cáo tổng quan về rừng ngập mặn tại các khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long; + Xác định được các chức năng bảo vệ bờ biển của hệ thống rừng ngập mặn ven biển – Nội dung 2: Khảo sát diễn biến của hệ thống rừng ngập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1976 đến nay. Kết quả: + Các hình ảnh ảnh viễn thám và hệ thông tin địa lý GIS ở các thời điểm và giai đoạn khác nhau trong quá khứ từ năm 1976 đến nay; + Xác định được bề rộng và chiều dài dải rừng ngập mặn trong khu vực, sự biến động của đường bờ theo thời gian. – Nội dung 3: Nghiên cứu về hiện tượng lan truyền sóng trong khu vực rừng ngập mặn. Kết quả: + Xác định được hệ số giảm chiều cao sóng trong rừng ngập mặn tại một khu vực cụ thể; + Xác định được bề rộng và chiều dài dải rừng ngập mặn đối với mỗi loại rừng ngập mặn trong một khu vực cụ thể – đặc trưng về mật độ cây cũng như các kích thước của cây (đường kính, chiều cao tương ứng với bộ phận rễ cây, thân cây và tán lá) cần thiết để bảo vệ bờ biển. – Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả bảo vệ bờ biển bởi hệ thống rừng ngập mặn điển hình tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Kết quả: Đánh giá được độ hiệu quả và tin cậy của mô hình qua việc so sánh kiểm chứng với các mô hình trước đây đã được thực hiện trong các nghiên cứu liên quan cũng như với số liệu đo đạc khảo sát thực tế tại một số khu vực. – Nội dung 5: Chế tạo mô hình máng sóng ở quy mô nhỏ mô phỏng hiệu quả bảo vệ bờ biển bởi hệ thống rừng ngập mặn. Kết quả: Chế tạo được mô hình máng sóng mô phỏng mặt cắt bờ biển được bảo vệ bởi hệ thống rừng ngập mặn hướng đến mục đích đào tạo như: vận hành mô hình trong các lớp nhận thức ngành, công tác kỹ sư, các lớp hướng nghiệp hoặc giảng dạy trực tiếp trên lớp học cho sinh viên, học sinh. |
12. | Kết quả |
* Sản phẩm mềm: – Dữ liệu hình ảnh vệ tinh hệ thống rừng ngập mặn khu vực ven biển đồng bằng Sông Cửu Long. – Các mô hình số mô phỏng hiệu quả giảm chiều cao sóng của rừng ngập mặn * Sản phẩm cứng: một mô hình máng sóng mô phỏng hiệu quả bảo vệ bờ biển của hệ thống rừng ngập mặn đã được chế tạo thành công, làm phương tiện giảng dạy trực quan, sinh động cho học viên cao học và sinh viên đại học về nội dung giảm sóng, bảo vệ bờ biển của hệ thống rừng ngập mặn.* Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 bài báo trên Book Series (Scopus, Q4), Lecture Notes in Civil Engineering (ICSCEA 2021); – 01 bài báo đăng trên IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Scopus index).- 01 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Thủy lợi và Môi trường, Số 70 (9/2020), tr. 71-77.- Đào tạo: 01 thạc sỹ, 02 học viên cao học khác và 03 sinh viên đại học sử dụng kết quả khảo sát và nghiên cứu để thực hiện bài tập lớn, tiểu luận môn học. |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
Sự thay đổi chiều rộng rừng ngập mặn qua các năm trong giai đoạn từ 1976 đến 2020
Sự lan truyền của sóng tổng hợp tương ứng với các trường hợp khi không có rừng và mật độ rừng khác nhau |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: ndthao@hcmut.edu.vn/ Điện thoại: 0935093823 |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM