Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của tính chất sản phẩm và thông tin bao bì lên mức độ ưa thích sản phẩm của người tiêu dùng
1. | Tên đề tài: | Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của tính chất sản phẩm và thông tin bao bì lên mức độ ưa thích sản phẩm của người tiêu dùng |
2. | Mã số | C2022-20-22 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | TS. Nguyễn Quốc Cường, Nhóm nghiên cứu gồm: 1PGS.TS, 1TS, 1ThS và 1 CN |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Công nghệ thực phẩm |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 18 tháng (2022-2023) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 120 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 22 tháng 8 năm 2023 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | GS.TS Lê Văn Việt Mẫn (đơn vị Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 780 ngày 29/6/2023 của Giám đốc ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện | * Nội dung 1: Mô tả thuộc tính cảm quan theo thời gian của sản phẩm. . Kết quả: – Danh sách thuộc tính cảm quan với đinh nghĩa tương ứng. – Danh sách thuộc tính cảm quan động/ theo thời gian của các sản phẩm bánh quy giàu xơ. – Tương quan giữa các sản phẩm và thuộc tính cảm quan tương ứng. * Nội dung 2: Đánh giá mức độ ưa thích sản phẩm và xác định thuộc tính cảm quan theo thời gian quan trọng ảnh hưởng đến mức độ ưa thích chung. . Kết quả: – Mức độ ưa thích chung của các sản phẩm bánh quy giàu xơ. – Các nhóm người tiêu dùng, trong đó người tiêu dùng trong cùng một nhóm có sự tương đồng trong mức độ ưa thích chung các sản phẩm bánh quy. – Mức độ quan trọng của các thuộc tính cảm quan theo thời gian đối với sự thay đổi mức độ ưa thích sản phẩm của mỗi nhóm người tiêu dùng. * Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của thông tin dinh dưỡng và phát triển bền vững lên mức độ ưa thích sản phẩm. . Kết quả: – Mức độ quan trọng của các thông tin dinh dưỡng và phát triển bền vững khi đánh giá mức độ ưa thích chung của các sản phẩm bánh quy giàu xơ. – Nhóm người tiêu dùng dựa vào mức độ ưa thích chung các sản phẩm bánh quy, khi người tiêu dùng có các thông tin sản phẩm. * Nội dung 4: Đánh giá mối tương quan giữa thuộc tính liên quan sản phẩm – sự mong đợi – cảm nhận sản phẩm của người tiêu dùng. . Kết quả: – Mô hình mô tả mối quan hệ giữa cảm nhận thuộc tính cảm quan, sự mong đợi, và cảm nhận thực tế. – Mức độ thông tin được giải thích của sự mong đợi, và cảm nhận thực tế khi được dự đoán từ các nhóm thông tin khác. – Ảnh hưởng trực tiếp (direct), gián tiếp (indirect), và tổng hợp (total) của các nhóm số liệu (cảm nhận cảm quan, sự mong đợi, cảm nhận thực tế) với nhau. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm mềm: bảng số liệu và biểu đồ mô tả tính chất cảm quan của sản phẩm, mức độ ưa thích sản phẩm của người tiêu dùng, và tương quan giữa thái độ người tiêu dùng và mức độ ưa thích sản phẩm. * Sản phẩm cứng: Không. * Sản phẩm đào tạo và khoa học: 01 bài báo (Q1) trên tạp chí Food Research International; 01 bài báo (Q3) trên các tạp chí Journal of Sensory Studies. |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
|
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: nqcuong@hcmut.edu.vn / Điện thoại: 0917883469 |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM