HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trường Đại học Bách khoa: Phân tích cấu trúc tương tác giữa đặc điểm tính cách và hành vi lái xe tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông của học sinh trung học phổ thông
1. |
Tên đề tài: | Phân tích cấu trúc tương tác giữa đặc điểm tính cách và hành vi lái xe tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông của học sinh trung học phổ thông |
2. | Mã số | B2023-20-06 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: |
TS. Nguyễn Xuân Long Nhóm nghiên cứu gồm: 1 PGS.TS, 1 TS, 1 NCS.ThS, 6 CN. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Kỹ thuật giao thông – Quy hoạch và quản lý giao thông |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: |
24 tháng (02/2023-02/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 420 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 03 tháng 04 năm 2025, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | Quyết định 226/QĐ-ĐHQG ngày 08/03/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau: 1) Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Văn Hồn Tấn, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM 2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Trần Hữu Nhân, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM 3) Ủy viên Phản biện: TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân, Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM. 4) Ủy viên Hội đồng: TS. Nguyễn Văn Trạng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM 5) Ủy viên Hội đồng: TS. Mai Lựu, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM. 6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM 7) Ủy viên Thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện |
– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan. . Kết quả: Báo cáo kết quả nghiên cứu tổng quan về tai nạn giao thông của tỉnh Phú Yên, TP.HCM và Hậu Giang, tóm tắt các bài báo nghiên cứu về hành vi lái xe mô tô tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, về xây dựng chương trình tuyên truyền an toàn giao thông, lý thuyết hành vi hoạch định TPB và mô hình SEM. – Nội dung 2: Xây dựng khung nghiên cứu. . Kết quả: Xây dựng khung nghiên cứu phân tích cấu trúc các yếu tố tâm lý tiềm ần dẫn đến hành vi điều khiển xe máy và xe mô tô 2 bánh tiềm ần nguy cơ tai nạn giao thông. – Nội dung 3: Điều tra số liệu. . Kết quả: Triển khai và thu thập dữ liệu tại 3 tỉnh. Các phiếu đạt yêu cầu thu thập được là 535 phiếu tại tỉnh Phú Yên, 409 phiếu tại TP.HCM và 326 phiếu tại tỉnh Hậu Giang. – Nội dung 4: Phân tích mô hình cấu trúc SEM. . Kết quả: Xây dựng cấu trúc tương tác từ mô hình SEM thể hiện các tác động trực tiếp và gián tiếp của đặc điểm tính cách và các yếu tố tâm lý lên hành vi lái xe không an toàn. Cấu trúc tương tác của 3 tỉnh thành ngoài các điểm chung đã có các điểm khác biệt. – Nội dung 5: Xây dựng tài liệu giáo dục nâng cao ý thức an toàn giao thông. . Kết quả: Thu thập 208 phiếu điều tra tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để xây dựng mô hình SEM. Xây dựng bộ tài liệu giáo dục dựa trên kết quả của mô hình SEM. Triển khai 3 buổi đào tạo tại 2 lớp học của trường THPT Vũng Tàu (1 lớp là nhóm kiểm soát và 1 lớp là nhóm can thiệp) và đánh giá hiệu quả giáo dục của bộ tài liệu. Kết quả cho thấy đã cải thiện ý định thực hiện hành vi lái xe gây rủi ro tai nạn ở mức độ trung bình của học sinh. |
12. | Kết quả |
* Sản phẩm mềm: 05 báo cáo tương ứng với nội dung 1-5. * Sản phẩm cứng: Không. * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 02 Bài báo tạp chí quốc tế Q1 (K1) – 01 Bài báo tạp chí và hội nghị trong danh mục Scopus (K4) – 01 Bài báo tạp chí Phát triển KHCN ĐHQG-HCM (gồm các chuyên san) (K5) |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
Ghi chú: Hình 2 Quy trình triển khai chương trình giáo dục an toàn giao thông tại trường học.
|
14. | Thông tin liên hệ CNĐT |
Email: nxlong@hcmut.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM