HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trường Đại học Bách khoa: Cấu trúc nano của vật liệu đa chiều cho các ứng dụng cảm biến quang điện hóa (PEC)
1. |
Tên đề tài: | Cấu trúc nano của vật liệu đa chiều cho các ứng dụng cảm biến quang điện hóa (PEC) |
2. | Mã số | B2022-20-01 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: |
TS. Trần Trung Nghĩa Nhóm nghiên cứu gồm: 02 PGS.TS, 07 TS, 02 ThS và 03 KS. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Vật lý |
6. | Loại hình : | Nghiên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: |
30 tháng (2022-2024) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 950 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 18 tháng 09 năm 2024, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | Quyết định 1159/QĐ-ĐHQG ngày 24/08/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau: 1) Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Lê Vũ Tuấn Hùng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thái Hoàng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 3) Ủy viên Phản biện: GS.TS. Phan Bách Thắng, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, ĐHQG-HCM 4) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Thị Hiệp, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM 5) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Trần Trung Duy, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM 7) Ủy viên Thư ký: TS. Phạm Tấn Thi, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện |
– Nội dung 1: Nghiên cứu về các đặc tính của cảm biến PEC, các phương pháp đo điện hóa với cảm biến PEC, đo dòng quang điện. . Kết quả: Đã có giấy chấp nhận đơn của cục sở hữu trí tuệ. – Nội dung 2: Tổng hợp các loại vật liệu 0 chiều, 1 chiều, 2 chiều bằng phương pháp dung dịch, khảo sát các tính chất của vật liệu tổng hợp được như hóa, lý, tính chất quang điện … . Kết quả: Đã tổng hợp thành công các dạng cấu trúc nano CuO bao gồm nano particles, nanorods và nanosheets. – Nội dung 3: Tìm hiểu về các vật liệu lai tạo được dùng trong cảm biến PEC. Tổ hợp các vật liệu từ nội dung 2 nhằm tạo một cấu trúc nano đa chiều. (0 chiều và 1 chiều, 1 chiều và 2 chiều, tổ hợp cả 3 loại vật liệu) Ứng dụng cấu trúc tổ hợp được vào cảm biến PEC. . Kết quả: Đã sử dụng vật liệu nano CuO với các cấu trúc khác nhau cho ứng dụng đo glucose bằng phương pháp quang điện hóa. – Nội dung 4: Phân tích và thảo luận về các kết quả đạt được. Viết các báo cáo cuối kỳ và bài báo khoa học . Kết quả: Đã xuất bản 02 bài báo trên tạp chí quốc tế SCIE Q1, 01 bài báo trên tạp chí quốc tế SCIE Q3, 01 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục Scopus Q4, 03 bài báo trên tạp chí thuộc danh mục Scopus. |
12. | Kết quả |
* Sản phẩm mềm: Không. * Sản phẩm cứng: 01 hệ đo quang điện hóa, 05 mẫu vật liệu * Sản phẩm đào tạo và khoa học: . 02 bài báo SCIE Q1 trên tạp chí Applied Sciences; . 01 bài báo SCIE Q3 trên tạp chí Sensors and Materials; . 01 bài báo Scopus Q4 trên tạp chí Vietnam Journal of Science and Technology; . 03 bài báo Scopus trên các tạp chí IEEE Xplore và IFMBE Proceedings. . Đào tạo: 01 thạc sỹ và 03 kỹ sư. |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả |
Hình 1: Hệ đo quang điện hóa được thiết kế
|
14. | Thông tin liên hệ CNĐT |
Email: ttnghia@hcmut.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM