KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Phát triển lời giải số cho bài toán lan truyền vết nứt trên kết cấu có kể đến ảnh hưởng của hệ số rỗng

1.

Tên đề tài: Phát triển lời giải số cho bài toán lan truyền vết nứt trên kết cấu có kể đến ảnh hưởng của hệ số rỗng
2. Mã số C2023-20-03
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Duy Khương

Nhóm nghiên cứu gồm: 1 PGS, 1 TS, 1 ThS, 1 KS

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực:  Cơ Kỹ thuật
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (02/2023-02/2025)

8. Kinh phí nghiên cứu: 120 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu 09 giờ 00, ngày 25 tháng 03 năm 2025 Phòng 313A4, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định số 244/QĐ-ĐHQG ngày 13/3/2025 của Phó Giám đốc ĐHQG-HCM về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài với các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch: GS.TS. Trương Tích Thiện (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM).
2) Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Trọng Phước (Trường Đại học Mở Tp.HCM).
3) Ủy viên Phản biện: TS. Trương Quang Tri (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM).
4) Ủy viên: TS. Tô Thanh Sang (Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM)
5) Ủy viên thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM)
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Phát triển mô hình toán phù hợp để mô tả ứng xử của vật liệu có hệ số rỗng.

Kết quả:

– Một mô hình trường pha sử dụng vùng kết dính dùng để mô tả sự lan truyền vết nứt của vật liệu bán giòn.

– Nội dung 2: Phát triển giải thuật tính toán số để tìm lời giải số cho việc dự đoán lan truyền vết nứt trong vật liệu có kể đến hệ số rỗng.

Kết quả:

Một mô hình biến mềm dùng trong mô tả vật liệu rỗng.

– Nội dung 3: Thu thập một số kết quả từ các thử nghiệm bền của các loại kết cấu có kể đến hệ số rỗng trong vật liệu.

Kết quả:

Một bộ dữ liệu tổng hợp các kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của thông số độ rỗng đến sự suy yếu của vật liệu.

– Nội dung 4: Hoàn thành công bố sản phẩm dưới dạng bài báo khoa học.

Kết quả:

Một khoa học công bố quốc tế trên tạp chí uy tín International Journal of Fracture (Q1).

– Nội dung 5: Xây dựng thuyết minh, báo cáo giữa kỳ, báo cáo tổng kết của đề tài. Quản lý và soạn thảo hồ sơ triển khai, hợp đồng thuê khoán chuyên môn, quyết toán và biên bản nghiệm thu của đề tài.

Kết quả:

Các thuyết minh, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng kết đạt yêu cầu.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

– Quy trình tính toán một bài toán lan truyền nứt trong kết cấu có kể đến hệ số rỗng.

– Giải thuật số cho bài toán lan truyền nứt trong kết cấu có kể đến hệ số rỗng.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

– 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế: 01 SCIE (Q1) (K1) International Journal of Fracture, ISSN: 1573-2673, IF: 2.2, Q1

– Đào tạo: 03 SV Đại học.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Hình đường cong tải trọng-CMOD trong thử nghiệm uốn ba điểm phá hoại hỗn hợp với độ rỗng khác nhau của bê tông.


Hình mô tả sự lan truyền vết nứt trong quá trình phá hủy hỗn hợp của thí nghiệm uốn ba điểm

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: ndkhuong@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang