KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu tổng hợp Fe3O4@SiO2/Ag/AgCl và Fe3O4@SiO2/ZnO/Ag/AgCl làm quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm hữu cơ dưới ánh sáng tự nhiên

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp Fe3O4@SiO2/Ag/AgCl và Fe3O4@SiO2/ZnO/Ag/AgCl làm quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm hữu cơ dưới ánh sáng tự nhiên
2. Mã số C2024-20-20
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Minh Kha

Nhóm nghiên cứu gồm: 4TS, 1 HVCH

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Kỹ thuật Hóa học
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

12 tháng (01/2024-01/2025)

8. Kinh phí nghiên cứu: 198 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu 08 giờ 30, ngày 27 tháng 02 năm 2025 Phòng 313A4, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định số 159/QĐ-ĐHQG ngày 21/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài với các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch: GS. TSKH. Lưu Cẩm Lộc (Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM).
2) Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, ĐHQG-HCM).
3) Ủy viên Phản biện: TS. Trần Thị Nhung (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh).
4) Ủy viên: TS. Trần Thảo Quỳnh Ngân (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh).
5) Ủy viên thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông (Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM).
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Tổng hợp vật liệu

Kết quả: Đưa ra quy trình tổng hợp Fe3O4@SiO2/Ag/AgCl (FSAC) và Fe3O4@SiO2/ZnO/Ag/ACl  (FSZAC).

 – Nội dung 2: Định danh vật liệu.

Kết quả: Báo cáo phân tích các tính chất đặc trưng của FSAC và FSZAC. Vật liệu tổng hợp được có từ tính cao và kích thước tương đối đồng đều, có năng lượng vùng cấm phù hợp cho quang xúc tác được kích thích bởi ánh sáng tự nhiên.

– Nội dung 3: Khảo sát hoạt tính xúc tác quang hóa của vật liệu.

Kết quả: Báo cáo phân tích hoạt tính quang xúc tác của FSAC và FSZAC. Dưới ánh sáng tự nhiên (dùng công suất đèn 25 W), các vật liệu đều phân hủy hiệu quả xanh methylen.

Nội dung 4: Phân tích số liệu và viết bài báo khoa học.

Kết quả: 01 bản thảo bài báo tạp chí quốc tế Q3/Q4; và 01 bản thảo bài báo tạp chí Phát triển KHCN ĐHQG-HCM (gồm các chuyên san)

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

– Báo cáo chuyên đề về nội dung 1, 2, 3, 4

– 01 Bài báo tạp chí quốc tế Q3

– 01 bài báo tạp chí Phát triển KHCN ĐHQG-HCM (chấp nhận đăng)

– 01 Báo cáo tổng kết đề tài

 * Sản phẩm cứng: 0,5g FSAC và 0,5g FSZAC

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (K3): 01 SCIE (Q3) Indonesian Journal of Chemistry, ISSN: 1411-9420, IF: 1.0, Q3

– 01 bài báo tạp chí Phát triển KHCN ĐHQG-HCM (K5): 01 VNUHCM Journal of Engineering and Technology, ISSN: 2615-9872

– Đào tạo: 01 Thạc sỹ và 03 Đại học.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả


 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: nmkha@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang