KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HCMUT- Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp xanh từ cao chiết thực vật ứng dụng trong kháng khuẩn và phát hiện kim loại nặng

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp xanh từ cao chiết thực vật ứng dụng trong kháng khuẩn và phát hiện kim loại nặng
2. Mã số C2023-20-05
3. Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Nguyễn Minh Đạt

Nhóm nghiên cứu gồm: 1 PGS, 2 TS, 2 ThS, 3 CN

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học và Công nghệ Hóa học
6. Loại hình : Nghiên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2/2023-2/2025)

8. Kinh phí nghiên cứu: 180 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu 14 giờ 00, ngày 23 tháng 12 năm 2024 Phòng 115B2, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định số 1659/QĐ-ĐHQg ngày 27/11/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài với các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM).
2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Đoàn Đức Chánh Tín (Viện Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM).
3) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Trần Hoàng Phương (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM).
4) Ủy viên: TS. Lữ Thị Mộng Thy (Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh)
5) Ủy viên thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông (Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG – HCM)
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Chiết cao thực vật.

Kết quả:

– Thu được cao chiết từ lá trứng cá.

– Nội dung 2: Tổng hợp AgNPs.

Kết quả:

Vật liệu AgNOs@GO được tổng hợp với điều kiện phù hợp là 900 µL dung dịch AgNO3, thời gian phản ứng 20 phút với tỷ lệ tiền chất GO:AgNO3 là 1:1.

– Nội dung 3: Phân tích cấu trúc-hình thái-đặc tính của AgNPs.

Kết quả:

Ag@GO cho thấy cấu trúc lập phương tâm mặt, đặc trưng của AgNPs được hình thành trên các tấm GO. Ag@GO có các nhóm chức chứa oxy đặc trưng của GO và Ag tồn tại ở hóa trị 0 đặc trưng của cấu trúc AgNPs. Các hạt AgNPs có kích thước trung bình 17,79 nm phân bố đồng đều trên tấm GO.

– Nội dung 4: Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của AgNPs

Kết quả:

Vật liệu Ag@GO có khả năng kháng cao đối với cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương là P. aeruginosaS. aureus.

– Nội dung 5: Thử nghiệm khả năng phát hiện kim loại nặng của AgNPs

Kết quả:

Vật liệu Ag@GO có khả năng cảm biến cao với với Hg2+ và cao hơn so với AgNPs. Khi tỷ lệ tiền chất GO:AgNO3 tăng làm cho giới hạn phát hiện tăng. Tỷ lệ tiền chất 1:1 là phù hợp cho giớ hạn phát hiện thấp nhất 47,89 µg/L.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

– Báo cáo chuyên đề về nội dung 1,2,3,4,5

– Bài báo tạp chí quốc tế Q1

– Báo cáo tổng kết đề tài

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế (K3): 01 SCIE (Q1) (K2) Journal of Drug Delivery Science and Technolog, ISSN: 2588-8943, IF: 4.6, Q1

– Đào tạo: 01 Thạc sỹ.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của Ag@GO, AgNPs, và GO

Phổ UV-Vis của GO, AgNPs, và Ag@GO

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: nguyenminhdat@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang