KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Nghiên cứu hoạt tính tách nước quang điện hóa của vật liệu Au/Co3O4 tẩm lên vải carbon

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt tính tách nước quang điện hóa của vật liệu Au/Co3O4 tẩm lên vải carbon
2. Mã số B2022-18-03
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS La Phan Phương Hạ

Nhóm nghiên cứu gồm:  3TS, 2ThS và 1HVCV.

4. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Khoa Học Vật Liệu
6. Loại hình : Nghiên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2022-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 520 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 13 tháng 08 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TSKH Lưu Cẩm Lộc (đơn vị ĐH Bách Khoa – ĐHQG HCM) theo Quyết định 1002/ĐHQG-HCM ngày 04/08/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11. Nội dung thực hiện 

-Nội dung 1: Tra cứu, tổng quan tài liệu tham khảo và đề xuất quy trình, hóa chất dùng để tổng hợp vật liệu điện cực Co3O4/CC và Au/Co3O4/CC.

Kết quả: Đã hoàn thiện báo cáo tổng quan tài liệu và đề xuất các quy trình tổng hợp Co3O4/CC và Au/Co3O4/CC.

-Nội dung 2: Tổng hợp vật liệu điện cực Co3O4/CC.

Kết quả: Đã tổng hợp thành công Co3O4/CC bằng phương pháp thủy nhiệt và lắng đọng điện hóa.

-Nội dung 3: Khảo sát khả năng tách nước xúc tác điện hóa và quang xúc tác điện hóa của vật liệu Co3O4.

Kết quả: Đã khảo sát khả năng tách nước xúc tác điện hóa và quang xúc tác điện hóa của vật liệu Co3O4 đồng thời đưa ra các báo cáo về kết quả phân tích khả năng tách nước điện hóa của các vật liệu này.

-Nội dung 4: Chế tạo vật liệu điện cực Au/Co3O4/CC thông qua lắng đọng lớp màng/đám nano Au lên bề mặt điện cực Co3O4/CC.

Kết quả: Đã tiến hành tổng hợp Au/Co3O4/CC bằng phương pháp khử quang và đạt được một số kết quả quan trọng.

-Nội dung 5: Chế tạo vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC thông qua lắng đọng lớp màng/đám nano Au lên bề mặt điện cực Co3O4/CC.

Kết quả: Đã chế tạo vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC thông qua lắng đọng lớp màng/đám nano Au lên bề mặt điện cực Co3O4/CC.

-Nội dung 6: Tính toán cấu trúc vùng năng lượng và khả năng tách nước sinh khí hydro và oxy của vật liệu Au/ Co3O4/CC.

Kết quả: Tính toán được cấu trúc vùng năng lượng và khả năng tách nước sinh khí hydro và oxy của vật liệu Au/ Co3O4/CC.

-Nội dung 7: Nghiên cứu và khảo sát khả năng tách nước xúc tác điện hóa/quang xúc tác điện hóa dưới điều kiện mô phỏng ánh sáng mặt trời của vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC.

Kết quả: Đã khảo sát khả năng tách nước xúc tác điện hóa/quang xúc tác điện hóa dưới điều kiện mô phỏng ánh sáng mặt trời của vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC.

-Nội dung 8: Xác định các tác nhân/thông số ảnh hưởng chính và đóng góp của chúng vào quá trình phản ứng và hiệu suất tách nước sinh khí hydro/oxy của vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC.

Kết quả: Đã xác định các tác nhân/thông số ảnh hưởng chính và đóng góp của chúng vào quá trình phản ứng và hiệu suất tách nước sinh khí hydro/oxy của vật liệu điện cực Au/ Co3O4/CC.

-Nội dung 9: Viết bản thảo gửi đăng tạp chí quốc tế SCOPUS/ SCIE.

Kết quả: Viết bản thảo gửi đăng tạp chí quốc tế SCOPUS/ SCIE, đã đăng bài.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:
– Qui trình chế tạo hệ điện cực Co3O4/CC bằng phương pháp điện phân.
– Qui trình chế tạo hệ điện cực Au/Co3O4/CC bằng phương pháp khử quang.
* Sản phẩm cứng:
– 10 mẫu điện cực Co3O4/CC (hình chụp sản phẩm).
– 10 mẫu điện cực Au/Co3O4/CC (hình chụp sản phẩm).
* Sản phẩm đào tạo và khoa học:
. 02 bài báo (Q1): 01 bài trên tạp chí International Journal of Hydrogen Energy; 01 bài trên tạp chí Environmental Science and Pollution Research
. 01 bài đăng trên tạp chí Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ
Đào tạo: 01 thạc sỹ.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Qui trình tổng hợp Co3O4/CC bằng phương pháp lắng đọng điện hóa

Ảnh SEM của vật liệu Co3O4/CC

Phổ XPS của vật liệu Co3O4/CC

Đường cong phân cực trong HER (a) và OER (b) của các mẫu Co3O4/CC

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: lppha@hcmus.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

 

Scroll to Top