KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trường Đại học Bách khoa: Phát triển các mô hình tính toán dựa trên trí tuệ nhân tạo cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán sức khỏe kết cấu

1.

Tên đề tài: Phát triển các mô hình tính toán dựa trên trí tuệ nhân tạo cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán sức khỏe kết cấu
2. Mã số B2023-20-04
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Liêu Xuân Quí

Nhóm nghiên cứu gồm: 1PGS.TS, 1TS và 1NCS

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Xây dựng
6. Loại hình : Nguyên cứu cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

24 tháng (2/2023-2/2025)

8. Kinh phí nghiên cứu: 700 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 09 tháng 7 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ Quyết định 648/QĐ-ĐHQG ngày 15/6/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:
1) Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Lê Văn Cảnh, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM.
2) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM.
3) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Hồ Đức Duy, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.
4) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Phú Cường, Trường Đại học Mở Tp. HCM.
5) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Hoài Sơn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.
6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM.
7) Ủy viên Thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.
11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Tổng quan và định hướng nghiên cứu.

. Kết quả: Hoàn thành tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu. Từ đó, xác định mục tiêu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý thuyết cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán phá hủy kết cấu dựa trên trí tuệ nhân tạo.

 – Nội dung 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán phá hủy kết cấu dựa trên trí tuệ nhân tạo.

. Kết quả: Hoàn thành cơ sở lý thuyết cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán phá hủy kết cấu dựa trên trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho lập trình số.

– Nội dung 3: Xây dựng chương trình tính toán bằng ngôn ngữ lập trình Python cho các bài toán phân tích, tối ưu và chẩn đoán phá hủy kết cấu dựa trên trí tuệ nhân tạo

. Kết quả: Hoàn thành chương trình tính toán được lập trình bằng ngôn ngữ lập trình Python. Kết quả số sẽ được so sánh với các công bố khác để chứng minh độ tin cậy và sự hiệu quả của phương pháp đề xuất. Hoàn thành 02 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín theo danh mục đăng ký (K1). Hoàn thành 01 bài báo tạp chí và hội nghị trong danh mục Scopus (K4). Hoàn thành 02 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước theo Hội đồng Giáo sư Nhà nước (K6). NCS báo cáo 01 Tiểu luận tổng quan, 02 chuyên đề Tiến sĩ 1 và 2 (K12). 01 HVCH bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ (K12).

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm: 01 báo cáo tổng kết đề tài.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 02 bài báo SCIE-Q1 (K1) trên tạp chí Expert Systems with Applications và Mechanical Systems and Signal Processing;

. 01 bài báo tạp chí quốc tế Lecture Notes in Civil Engineering thuộc danh mục Scopus-Q4 (K4).

. 02 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước theo Hội đồng Giáo sư Nhà nước: Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) – HUCE và Journal of Construction (K6).

. Đào tạo: 01 NCS bảo vệ thành công 01 Tiểu luận tổng quan, 02 chuyên đề Tiến sĩ 1 và 2 (K12).

. Đào tạo: 01 HVCH bảo vệ thành công và nhận bằng ThS (K12).

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: lieuxuanqui@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top