KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu Chương trình Nghiên cứu Trọng điểm gắn liền với nhóm Nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Bách khoa: Tổng hợp hữu cơ trong điều kiện Hóa học xanh

1.

Tên đề tài: Tổng hợp hữu cơ trong điều kiện Hóa học xanh
2. Mã số NCM2019-20-01
3. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Thanh Tùng

Nhóm nghiên cứu gồm: 1 GS. TS., 1 PGS. TS., 3 TS. và 3 ThS.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học, Kỹ thuật Hóa học
6. Loại hình: Nghiên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện:

60 tháng (2019 – 2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 6.000 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 22 tháng 05 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

Quyết định 491/QĐ-ĐHQG ngày 15/05/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:

1) Chủ tịch Hội đồng: GS. TSKH. Lưu Cẩm Lộc, Hội đồng liên ngành Khoa học và Công nghệ Vật liệu, ĐHQG-HCM

2) Ủy viên Phản biện: GS. TS. Phan Bách Thắng, Hội đồng liên ngành Khoa học và Công nghệ Vật liệu, ĐHQG-HCM

3) Ủy viên Phản biện: PGS. TS. Lê Văn Thăng, Hội đồng liên ngành Khoa học và Công nghệ Vật liệu, ĐHQG-HCM

4) Ủy viên Hội đồng: GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, Hội đồng liên ngành Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

5) Ủy viên Hội đồng: PGS. TS. Nguyễn Thị Lệ Thu, Hội đồng liên ngành Khoa học và Công nghệ Vật liệu, ĐHQG-HCM

6) Ủy viên Hội đồng: TS. Nguyễn Đình Hưng, Ban Tài chính, ĐHQG-HCM

7) Ủy viên Hội đồng: ThS. Nguyễn Thùy Liên, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Thực hiện các phản ứng hữu cơ mới, bao gồm các phản ứng ghép đôi để hình thành các hợp chất chứa nhân thơm hoặc dị vòng thơm 5 cạnh hoặc 6 cạnh hoặc các hợp chất mạch hở.

. Kết quả: Phát triển các phương pháp mới để thực hiện các phản ứng ghép đôi, trên cơ sở đó để hình thành các sản phẩm dị vòng thơm có giá trị như benzimidazole, 2-arylbenzothiazol-5-amine, quinoxaline, quinoxalinone, và 2-imino-1,3,4-thiadiazole. Ngoài ra, một số nhóm chức được tổng hợp theo các phương pháp mới chưa từng được công bố trước đây như thioamide, pyridylthioamide và enaminone cũng được phát triển và công bố. Các phương pháp đã phát triển đều được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các hướng tiếp cận: (i) sử dụng xúc tác dị thể, có thể thu hồi được, (ii) sử dụng nguyên liệu đơn giản, đạt hiệu quả nguyên tử cao, giảm phát thải sản phẩm phụ, và (iii) chuyển hóa trực tiếp các tiền chất mà không thông qua việc tạo ra các dẫn xuất trung gian. Đây đều là các hướng tiếp cận theo định hướng hóa học xanh.

– Nội dung 2: Thực hiện các phản ứng hữu cơ mới, bao gồm các phản ứng đóng vòng để hình thành các hợp chất chứa nhân thơm hoặc dị vòng thơm 5 cạnh hoặc 6 cạnh hoặc các hợp chất mạch hở.

. Kết quả: Phát triển các phương pháp đóng vòng để hình thành các dẫn xuất thienothiazole, pyridine, 2-arylquinazoline, 2-aryl thiochromenone, và N-aryl benzoxazole.

– Nội dung 3: Thực hiện các phản ứng ghép đôi để chuyển hoá các hợp chất dị vòng thành các dẫn xuất chứa thêm các nhóm thế tương ứng.

. Kết quả: Khảo sát khả năng phản ứng của các dẫn xuất ether, nitropyrrole, tetrahydroisoquinoline và 2-aminobenzothiazole. Trên cơ sở đó, phát triển các phương pháp phù hợp để thực hiện chuyển hóa một số liên kết C-H và N-H của các dị vòng trên để có thể đa dạng hóa thư viện các hợp chất dị vòng, đặc biệt là các dị vòng ngưng tụ.

12. Kết quả

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 23 bài báo Q1, Q2, trong đó có 11 bài Q1.

. Đào tạo: 14 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 05 Nghiên cứu sinh, hoàn tất đào tạo 01 Nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sỹ

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

 

 

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: tungtn@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Scroll to Top