KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM thuộc chương trình DS tại Trường Đại học Bách khoa: Nghiên cứu, phát triển công nghệ chế tạo và ứng dụng màng lọc composite

1.

Tên đề tài: Nghiên cứu, phát triển công nghệ chế tạo và ứng dụng màng lọc composite
2. Mã số DS2020-20-01
3. Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Mai Thanh Phong

Nhóm nghiên cứu gồm: 5 PGS.TS, 1 TS, 4 ThS, 4 CN, 1 SV.

4. Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM
5. Lĩnh vực: Hóa học và Công nghệ Hóa học
6. Loại hình : Nghiên cứu ứng dụng
7. Thời gian thực hiện:

48 tháng (2020-2024)

8. Kinh phí nghiên cứu: 2.050 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 24 tháng 6 năm 2024
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

Quyết định 659/QĐ-ĐHQG ngày 18/6/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM bao gồm các thành viên cụ thể như sau:

1) Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Lưu Cẩm Lộc, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM

2) Ủy viên Phản biện: GS.TS. Phan Đình Tuấn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM.

3) Ủy viên Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Phong, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

4) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Quang Long, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM

5) Ủy viên Hội đồng: Ông Phan Thanh Lộc, Công ty Cổ phần Việt Nam Food

6) Ủy viên Hội đồng: PGS.TS. Huỳnh Thanh Công, Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM

7) Ủy viên Thư ký: TS. Nguyễn Huỳnh Thông, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM

11. Nội dung thực hiện 

– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nanocomposite ứng dụng chế tạo màng TFN.

. Kết quả:

Mẫu bột 1.1 a: Mẫu vật liệu nanocarbon dạng bột (phù hợp ứng dụng chế tạo màng TFN).

Mẫu bột 1.1 b: Mẫu vật liệu nanocarbon dạng phân tán trong dung dịch (phù với ứng dụng chế tạo màng TFN).

Mẫu bột 1.2 a: Mẫu vật liệu polymer dạng bột (phù hợp ứng dụng chế tạo màng TFN).

Mẫu bột 1.2 b: Mẫu vật liệu polymer dạng phân tán trong dung dịch (phù với ứng dụng chế tạo màng TFN).

Mẫu bột 1.3 a: Mẫu vật liệu nanocomposite dạng bột (phù hợp ứng dụng chế tạo màng lọc composite).

Mẫu bột 1.3 b: Mẫu vật liệu nanocomposite dạng phân tán trong dung dịch (phù với ứng dụng chế tạo màng lọc composite)..

– Nội dung 2: Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng TFN ứng dụng lọc các dòng lưu chất trong quy trình sản xuất chitin từ phụ phẩm tôm.

. Kết quả:

Quy trình 2.1: Quy trình công nghệ chế tạo, biến tính màng TNF sử dụng vật liệu nanocarbon ứng dụng lọc dịch thực phẩm (diễn giải chi tiết các thông số công nghệ).

Mẫu màng 2.1 (theo quy trình 2.1): Mẫu màng lọc màng TFN phù hợp với các ứng dụng lọc dịch thực phẩm (màng lọc có cấu trúc, hình thái bề mặt và tính chất hóa lý phù hợp với ứng dụng lọc dịch thực phẩm).

Quy trình 2.2: Quy trình công nghệ chế tạo, biến tính màng TNF sử dụng polymer dẫn ứng dụng lọc dịch thực phẩm (diễn giải chi tiết các thông số công nghệ).

Mẫu màng 2.2 (theo quy trình 2.2): Mẫu màng lọc màng TFN phù hợp với các ứng dụng lọc dịch thực phẩm (màng lọc có cấu trúc, hình thái bề mặt và tính chất hóa lý phù hợp với ứng dụng lọc dịch thực phẩm).

Quy trình 2.3: Quy trình công nghệ chế tạo, biến tính màng TNF sử dụng vật liệu nanocomposite (nanocarbon-polymer), ứng dụng lọc dịch thực phẩm (diễn giải chi tiết các thông số công nghệ).

Mẫu màng 2.3 (theo quy trình 2.3): Mẫu màng lọc màng TFN phù hợp với các ứng dụng lọc dịch thực phẩm (màng lọc có cấu trúc, hình thái bề mặt và tính chất hóa lý phù hợp với ứng dụng lọc dịch thực phẩm).

Giải pháp hữu ích 1: màng TFN ứng dụng lọc dịch tôm cải tiến bằng cách biến tính bề mặt và cấu trúc đa lớp, sử dụng nanocomposite nanocarbon-polymer.

Quy trình 2.4: Quy trình thử nghiệm màng TFN ở quy mô pilot với các điều kiện thử nghiệm (tốc độ bơm, áp suất nước, nhiệt độ, thành phần dịch…) được khảo sát chi tiết.

Mẫu màng 2.4 (theo quy trình 2.4): Báo cáo đánh giá tính năng của màng TFN bao gồm: góc tiếp xúc nước, thông lượng, độ phân riêng đạm tổng, khoáng, canxi, tổng chất rắn hòa tan.

– Nội dung 3: Nghiên cứu ứng dụng màng lọc để thu hồi nước trong quy trình sản xuất chitin từ phụ phẩm tôm.

. Kết quả: Báo cáo phân tích ảnh hưởng của áp suất đến khả năng phân riêng của màng.

– Nội dung 4: Nghiên cứu ứng dụng màng lọc để khử canxi và làm trong sản phẩm dịch đạm tôm trong quy trình sản xuất chitin để sử dụng cho thực phẩm.

. Kết quả: Báo cáo ảnh hưởng của áp suất đến quá trình phân riêng các cấu tử trong dịch đạm tôm.

– Nội dung 5: Nghiên cứu ứng dụng màng lọc để tận thu protein từ công đoạn rửa xác tôm trong quy trình sản xuất chitin.

. Kết quả: Báo cáo phân tích ảnh hưởng của áp suất đến khả năng phân riêng của màng.

12. Kết quả

* Sản phẩm mềm:

01 Báo cáo tổng kết

17 báo cáo chuyên đề

08 Quy trình công nghệ

03 Sơ đồ hệ thống

* Sản phẩm cứng:

06 mẫu vật liệu nano cacbon polymer, nanocomposite

04 mẫu màng TFN

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

. 02 Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ đăng ký bằng sáng chế.

. 05 bài báo Q1  trên tạp chí:  Case Studies in Chemical and Environmental Engineering; Environmental Technology & Innovation; Applied Surface Science; Nanocomposites

. 03 bài báo Q2  trên các tạp chí Composites Interfaces; Materials Research Express.

. 02 bài báo Q4 trên các tạp chí Chiang Mai Journal of Science; Journal of Ceramic Processing Research

. 03 bài kỷ yếu tại các hội nghị khoa học quốc tế The 1st Water Sustainability and Green Technology 2022 Conference (WSGT 2022); The 1st International Conference on the Practical Zero Emissions Technologies and Strategies (PZETS 2023)

. Đào tạo: 01 chuyên đề NCS, 03 ThS, 08 ĐH.

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả

Hình 1. Màng TFN MWCNT-PA với cấu trúc mạng lưới kép.



Hình 2. Nguyên mẫu bộ phản ứng xâm nhập tuần hoàn (CIR).



Hình 3. Hệ thống thử nghiệm tính năng phân riêng của màng TFN tại phòng thí nghiệm.

14. Thông tin liên hệ CNĐT

Email: mtphong@hcmut.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

Lên đầu trang