Trước bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển, hoạt động NCKH theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ (CGCN) của các tổ chức nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, ĐHQG-HCM luôn linh động, đa dạng hóa các hình thức CGCN nhằm thực hiện nhiệm vụ đưa KH&CN phục vụ cộng đồng, thể hiện vai trò là một trung tâm CGCN lớn ở khu vực phía Nam.
Tiềm lực KH&CN
Ngày 14/1, Viện Tế bào gốc Trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất mỹ phẩm BabyEver cho Công ty cổ phần Bệnh viện Emcas TP.HCM. Theo đó, Công ty Emcas sẽ tiếp nhận độc quyền các công nghệ sản xuất sản phẩm BabyEver của Viện Tế bào gốc để sản xuất và thương mại sản phẩm trên toàn cầu với tên thương hiệu “The Cell Lab”.
Sau gần 10 năm nghiên cứu và phát triển, Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM đã cho ra đời sản phẩm Cartilatist - sản phẩm dạng thuốc từ tế bào gốc (thuốc tế bào gốc) đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 6 và 7/4, Viện Công nghệ Nano (INT) ĐHQG-HCM đã trao tặng Hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động cho hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Hệ thống này có thể đo độ mặn từ 0-15%o.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tác động nặng nề đến các tỉnh phía Nam, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Dự án Làng tre Phú An đã thực hiện dự án “Nhà tre nổi” với mong muốn tìm ra một mô hình xây dựng xanh, dễ làm, rẻ tiền, tiết kiệm thời gian mà lại ít tiêu hao năng lượng và thân thiện với môi trường.
Công nghệ sản xuất thuốc Cartilatist được chuyển giao độc quyền cho Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trong 10 năm.
Ngày 28/4/2018, Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức lễ bàn giao các túi trữ nước ngọt cho bà con nhân dân xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM đã đến tham dự và phát biểu.
Hệ thống do Viện Công nghệ Nano ĐHQG-HCM trực tiếp nghiên cứu, sử dụng năng lượng mặt trời và đầu đo cảm biến nano, cung cấp thông tin về độ mặn của nước sông tức thời và liên tục 24/24 thông qua điện thoại và mạng Internet, giúp chính quyền địa phương và người dân nắm bắt thông tin xâm nhập mặn, từ đó có giải pháp ứng phó kịp thời.