Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM được thành lập theo Quyết định số 595 QĐ/ĐHQG/TCCB ngày 6 tháng 8 năm 2003 của Giám đốc ĐHQG-HCM và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2005. TVTT là một đơn vị hành chính sự nghiệp độc lập, trực thuộc Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng.
Tiềm lực KH&CN
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực gồm các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc. Đối với mô hình tổ chức của một đại học đa ngành, hệ thống thư viện sẽ có một thư viện trung tâm và các thư viện thành viên. Trong đó, thư viện trung tâm làm đầu mối liên kết tổ chức các thư viện trong toàn ĐHQG-HCM để tổng hợp được nguồn lực thông tin của cả hệ thống thư viện. Vì vậy, ĐHQG-HCM đã quyết định thành lập Thư viện Trung tâm như là một thư viện kiểu mẫu, làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống thư viện xứng tầm của một đại học hàng đầu.
Giải trình phản biện. Khi quá trình đánh giá, nhận xét của phản biện hoàn tất, tác giả sẽ nhận được thông báo của Biên tập viên về quyết định của Tạp chí qua email. Sau khi nhận được email, Tác giả hãy đăng nhập vào Trang tổng quan (Dashboard) của mình.
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (PTKHCN) của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập từ năm 1997, ra số đầu tiên vào tháng 1 năm 1998. Từ năm 2006 Tạp chí đã đăng ký mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859-0128. Từ đó cho đến nay, Tạp chí PTKHCN đã trở thành diễn đàn khoa học quan trọng nhất của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh của ĐHQG-HCM và cũng là diễn đàn khoa học công nghệ đáng tin cậy của nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học khác tại Việt Nam. Tạp chí đã trải qua 20 năm phát triển và đã trở thành nhịp cầu giao lưu khoa học, cũng như làm phong phú tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên ĐHQG-HCM nói riêng và các Trường đại học phía Nam nói chung.
Chủ đơn đăng ký sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ tại các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam theo các con đường sau...
Trước khi bắt đầu chuẩn bị đơn xin cấp bằng sáng chế, hãy tìm hiểu xem tác giả có thực sự cần bằng sáng chế hoặc một số hình thức bảo vệ Sở hữu trí tuệ khác không. Bởi vì để bảo vệ phát minh của mình, tác giả có thể cần bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kế hoạch tiếp thị, bí mật thương mại hoặc một số kết hợp của những điều này. Để thực hiện việc này, cần tự thực hiện hoặc liên hệ hỗ trợ để tư vấn và tra cứu sơ bộ cùng với một số khuyến cáo, cam kết từ đơn vị hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
Sự phát triển của con người luôn gắn liền với sự đổi mới và sáng tạo. Để đạt được tới trình độ sáng tạo như ngày nay, khi mà trí tuệ nhân tạo có thể học hỏi và tiến bộ mỗi ngày. Để tạo ra sự ghi nhận và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, việc bảo vệ tài sản trí tuệ được đặt ra ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.