Nhiều lần thót tim khi chứng kiến máy bay đang thử nghiệm trị giá hơn trăm triệu gặp trục trặc, có thể rớt xuống bất cứ lúc nào, nhưng PGS.TS Vũ Ngọc Ánh vẫn chấp nhận cuộc chơi khoa học rủi ro này.
Sự kiện truyền thông
Ngày 28/12, tại TP Cần Thơ, ĐHQG-HCM và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Tây Nam bộ 2019, triển khai kế hoạch năm 2020. Đây là chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia nhằm phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ.
Ngày 28/12, tại Hội trường Thống Nhất, UBND TP.HCM chủ trì tổ chức “Ngày hội doanh nghiệp Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo TP.HCM năm 2019” với chủ đề: “Nhận thức mới, thay đổi nhanh, sáng tạo đột phá”. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM Nguyễn Minh Tâm tham dự.
Chiều 12/12, Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM (ITP) đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (Trung tâm). PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG-HCM và PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM đã tới dự.
Trung tuần tháng 9 vừa qua, vấn đề ô nhiễm không khí đã trở thành điểm nóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các chỉ số do AirVisual công bố cho thấy mức độ ô nhiễm của hai đô thị lớn nhất Việt Nam liên tục đứng top đầu thế giới đã gây nên mối lo ngại cho người dân.
Ngày 24/11, tại Hội trường Nhà Văn hóa Sinh viên, Khu Đô thị ĐHQG-HCM, Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học - Euréka 2019, do Thành Đoàn TP.HCM và ĐHQG-HCM tổ chức đã trao giải cho 22 đề tài NCKH sinh viên của ĐHQG-HCM.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) gồm 8 tỉnh/thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước. Mặc dù chỉ chiếm 9,2% diện tích nhưng vùng chiếm hơn 45% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 43% thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh CMCN 4.0, khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học công nghệ.
GS Võ Văn Tới là một trong những trí thức Việt kiều có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ĐHQG-HCM. Ông chính là người sáng lập ngành Kỹ thuật Y sinh (KTYS) mới mẻ và hứa hẹn ở Trường ĐH Quốc Tế. Trong mắt giảng viên và sinh viên, ông không chỉ là nhà nghiên cứu đầu ngành mà còn là “người bố” khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa đam mê khoa học cho thế hệ trẻ.
"Hiệu quả từ nghiên cứu ứng dụng có thể “đo đếm” được mới chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”. Những ứng dụng và chuyển giao đó là kết quả của đầu tư cho nghiên cứu một cách lâu dài và bài bản của ĐHQG TP.HCM trong nhiều năm qua. Qua đó, phản ánh một sự phát triển tất yếu của một mô hình đại học kiểu mẫu, nơi hội tụ tinh hoa tri thức và chuyển hóa chúng thành những sản phẩm cụ thể, gắn liền với đời sống thực tiễn".