Nghiệm thu Chương trình Nghiên cứu Trọng điểm gắn liền với nhóm Nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Bách khoa: Tổng hợp hữu cơ trong điều kiện Hóa học xanh
Nhiệm vụ KH&CN
Nghiệm thu Chương trình Nghiên cứu Trọng điểm gắn liền với nhóm Nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Bách khoa: Đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho chất lượng cuộc sống tốt hơn
Nghiệm thu đề tài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM: Tách tinh thể nanocellulose và chế tạo màng bán thấm bionanocomposite từ chitosan kết hợp với nanocellulose và curcumin nhằm ứng dụng làm màng phủ vết thương
Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại C tại Trường Đại học Bách khoa: Phát triển hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát với công nghệ IoT phục vụ chẩn đoán ngăn ngừa hư hỏng ở động cơ diesel EURO-4 cho đoàn xe bus.
Ngày 22/4/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C “Phát triển năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh An Giang”.
Đề tài do TS Phan Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực tự chủ của sinh viên sư phạm; từ đó xây dựng các chuyên đề và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực tự chủ cho sinh viên sư phạm đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp khi thực hành triển khai giảng dạy theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan, đối tượng liên quan có sơ sở định hướng chính sách và thay đổi phù hợp để nâng cao năng lực tự chủ cho người học, đặc biệt cho đối tượng sinh viên ngành sư phạm; góp phần vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh An Giang nói riêng và đất nước nói chung.
Ngoài ra, đề tài đã đạt được thành công trong việc công bố kết quả nghiên cứu với 02 bài báo và 01 chương sách thuộc danh mục Scopus, cùng với 01 bài đăng trên tạp chí trong nước. Đề tài cũng đã hướng dẫn thành công 02 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài đạt 88,8/100, xếp loại Tốt.
Ngày 18/4/2024, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, loại C “Xây dựng quy trình công nghệ chế biến nước giải khát lên men và trà đóng lon từ măng tây xanh (Asparagus officinalis L.)”.
Đề tài do TS Nguyễn Thị Ngọc Giang – Phòng Quản trị - Thiết bị, Trường Đại học An Giang làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình chế biến sản phẩm nước giải khát lên men đóng lon và trà đóng lon từ măng tây xanh đạt chất lượng dinh dưỡng, tuân thủ tiêu chuẩn QCVN về chỉ tiêu vi sinh vật, độc tố (methanol và SO2), và hàm lượng kim loại nặng.
Kết quả, đề tài đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát lên men từ măng tây xanh đạt chỉ tiêu về vi sinh vật và hàm lượng độc tố theo QCVN 6-3:2010/BYT. Đối với sản xuất trà đóng lon, quy trình chần gốc măng tây xanh trong nước nóng và sấy đạt được chất lượng mong muốn; nước trà đóng lon từ gốc măng tây xanh đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật và hàm lượng kim loại nặng theo các tiêu chuẩn TCVN 12828:2019 và QCVN 6-3:2010/BYT.
Ngoài ra, đề tài đã đạt được thành công trong việc công bố kết quả nghiên cứu với 3 bài báo thuộc danh mục Scopus, trong đó có 1 bài đã được xuất bản (Q3) và 2 bài đã được chấp nhận đăng, cùng với 01 bài đăng trên tạp chí trong nước. Đề tài cũng đã hướng dẫn thành công 03 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hội đồng đánh giá cao về kết quả của đề tài đồng thời công nhận giá trị thực tiễn lớn mà đề tài mang lại. Với tổng điểm 85,4/100, đề tài được xếp loại Tốt.
Thực hiện Công văn số 630/BKHCN-KHTC ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) và dự toán ngân sách KH&CN năm 2025