Lịch họp Hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN cấp ĐHQG-HCM tháng 07/2025 – Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
STT | Tên đề tài |
1 |
Nghiệm thu đề án khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với thông tin cụ thể như sau: Tên đề án: CỦNG CỐ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM PHỤC VỤ CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG Chủ nhiệm đề án: PGS.TS Trần Hùng Sơn, Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật Mã số: ĐA2024-34-02 Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế – Luật Quyết định nghiệm thu số …../QĐ-ĐHQG ngày ….. /…../2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM; Chủ tịch Hội đồng: Tóm tắt Đề án Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, vì hệ thống tài chính đóng vai trò trung gian luân chuyển vốn phù hợp với nhu cầu người cho vay và người đi vay. Trong hơn một thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, trong đó sự phát triển của khu vực ngân hàng được thể hiện qua sự tăng trưởng của tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư/GDP tăng từ gần 80% (năm 2011) lên khoảng 136% (năm 2024). Sự phát triển của thị trường chứng khoán được thể hiện tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP tăng từ hơn 15% (năm 2011) lên hơn 63% (năm 2024). Phát triển tài chính đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong hơn 2 thập niên qua. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Việt Nam cũng tiềm ẩn các rủi ro như nợ xấu của hệ thống ngân hàng, quy mô tín dụng mức rất cao trên thế giới, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần phải có một hệ thống tài chính ổn định, hiệu quả, có thể thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chung của nghiên cứu này là phân tích một số vấn đề chính yếu liên quan đến hệ thống tài chính Việt Nam, bao gồm: (1) Định vị mức độ phát triển tài chính của Việt Nam; (2) xếp hạng sức khỏe tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam; (3) phân tích ảnh hưởng của quyết định của Ủy ban dự trữ liên bang Mỹ đến lãi suất và tỷ giá VND; (4) phân tích sự phát triển của các mô hình neo bank và các quy định pháp lý liên quan trên thế giới và tại Việt Nam; (5) phân tích các quy định pháp lý liên quan đến định giá carbon trên thế giới và Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu này, các hàm ý chính sách liên quan sẽ được phác thảo nhằm củng cố nền tảng của hệ thống tài chính Việt Nam cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. |
2 |
Nghiệm thu đề án khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với thông tin cụ thể như sau: Tên đề án: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CHI TIÊU TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI BÌNH THUẬN, HẬU GIANG VÀ CÀ MAU Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phạm Hoàng Uyên Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật Mã số: ĐA2024-34-04 Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế – Luật Quyết định nghiệm thu số …../QĐ-ĐHQG ngày ….. /…../2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM; Chủ tịch Hội đồng: Tóm tắt Đề tài TÓM TẮT Đề án được thực hiện bởi Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM), nhằm khảo sát thực trạng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học và khả năng chi tiêu cho giáo dục đại học của các hộ gia đình tại ba tỉnh Bình Thuận, Hậu Giang và Cà Mau. Mục tiêu của đề án là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu tuyển dụng lao động và công tác đào tạo đại học, cũng như xu hướng chi tiêu cho giáo dục đại học của hộ gia đình. Từ đó, nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học nhằm định hướng chính sách giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững ở cấp địa phương và khu vực. Đề án chỉ ra rằng nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ đại học tại ba tỉnh nêu trên có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, y tế và dịch vụ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đi sâu vào khả năng chi tiêu của các hộ gia đình cho giáo dục đại học, phân tích theo nhiều khía cạnh như thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô gia đình, tổng tài sản, vùng địa lý (thành thị/nông thôn), dân tộc và tỷ lệ phụ thuộc. Kết quả cho thấy các hộ có thu nhập cao, ít người phụ thuộc, sống ở thành thị và chủ hộ có trình độ cao thường đầu tư nhiều hơn cho giáo dục con. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rào cản tài chính đối với các hộ nghèo, dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa. Các gia đình gặp khó khăn thường có xu hướng chọn trường gần nhà hoặc không tiếp tục cho con học đại học. Đề án đưa ra nhiều khuyến nghị: tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để điều chỉnh chương trình đào tạo; điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo phù hợp thị trường; và đặc biệt là xây dựng chính sách hỗ trợ học phí, vay vốn giáo dục hoặc học bổng dành cho học sinh từ các hộ gia đình khó khăn. Triển khai thực hiện các khuyến nghị này đối với các lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo trọng tâm tại Bình Thuận, Hậu Giang và Cà Mau sẽ phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia. Đề án khẳng định vai trò của ĐHQG-HCM như một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cung cấp thông tin thiết yếu cho các bên liên quan, gồm cơ quan quản lý, nhà trường, phụ huynh và người học, để cùng hướng tới một hệ thống giáo dục đại học hiệu quả, bình đẳng và gắn kết với nhu cầu xã hội. |
3 |
Nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với thông tin cụ thể như sau: Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT MÔ HÌNH LAN TRUYỀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Phương Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật Mã số: C2022-34-04 Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế – Luật Quyết định thanh lý số …../QĐ-ĐHQG ngày ….. /…../2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM; Chủ tịch Hội đồng: TÓM TẮT Đề tài này nghiên cứu bài toán biên tự do cho phương trình logistic khuếch tán – phản ứng với toán tử phi địa phương và hạng tử tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào thời gian. Bài toán được sử dụng như một mô hình mô tả sự lan truyền thông tin trong các mạng xã hội trực tuyến, với các biên tự do thể hiện cho ranh giới của sự lan truyền. Nhóm nghiên cứu chứng minh rằng chỉ xảy ra một trong hai tình huống: thông tin lan rộng (lan truyền mãi mãi) hoặc biến mất theo thời gian. Nhóm nghiên cứu cũng tìm ra một số ngưỡng theo các tham số phân chia mô hình theo hai tình huống trên. Trong trường hợp thông tin lan rộng, nhóm nghiên cứu tốc độ lan rộng tiệm cận và nhận thấy rằng tốc độ lan rộng có thể tiến về một hằng số hoặc vô cùng. Đặc điểm này phù hợp với các quan sát trong lĩnh vực tiếp thị lan truyền trực tuyến. 2 |
4 |
Nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với thông tin cụ thể như sau: Tên đề tài: “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHƯỜNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hòa Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật Mã số: C2022-46-01 Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế – Luật Quyết định nghiệm thu số …../QĐ-ĐHQG ngày ….. /…../2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM; Chủ tịch Hội đồng: TÓM TẮT Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC phường trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống hành chính công tại Việt Nam. Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường trong bối cảnh chuyển đổi số tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ CBCC tại địa phương. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã phân tích tổng quan về công tác ĐTBD trong khu vực công, đồng thời đánh giá thực trạng tại thành phố Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể về chính sách và chương trình đào tạo, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc tích hợp các công cụ và phương pháp đào tạo hiện đại phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số. Đề tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp toàn diện bao gồm đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, ứng dụng công nghệ số, tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo. Các kiến nghị được xây dựng nhằm cải thiện cơ chế quản lý, phối hợp giữa các cấp chính quyền, đồng thời nâng cao năng lực số cho CBCC phường. Kết quả nghiên cứu không chỉ mang tính ứng dụng cao đối với thành phố Thủ Đức mà còn có thể được nhân rộng cho các địa phương khác trên cả nước. Nghiên cứu này cũng đóng góp cơ sở khoa học quan trọng trong việc xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả QLNN trong thời kỳ chuyển đổi số |
Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM