Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại C tại Viện MT&TN: Nghiên cứu tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong đất trồng chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

 

1.

Tên đề tài:

Nghiên cứu tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong đất trồng chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

2.

Mã số

C2022-24-02

3.

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Trần Minh Bảo

4.

Đơn vị:

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Trái đất và Môi trường

6.

Loại hình :

Nghiên cứu cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

02/2022 – 05/2025

8.

Kinh phí nghiên cứu:

200 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 13 tháng 05 năm 2025

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS. TS. Lê Thanh Hải (Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) theo Quyết định 384/QĐ-ĐHQG ngày 08/04/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

  1. Khảo sát hiện trạng ô nhiễm đất canh tác chè
  • Thu thập 25 điểm mẫu đất tại xã Đạ M’Bri, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng.
  • Kết quả phân tích: hàm lượng chlorpyrifos ethyl dao động 2,15–25,95 ppm, vượt ngưỡng an toàn.
  1. Tuyển chọn vi sinh vật phân giải chlorpyrifos

57 chủng vi khuẩn phân lập từ đất trồng chè trên môi trường MSM bổ sung chlorpyrifos.

Tuyển chọn 3 chủng có hiệu suất phân giải cao nhất (88,04–91,74%):

    • Bacillus megaterium (L1D3.3)
    • Bacillus aerius (L4D2.2)
    • Bacillus altitudinis (L4D1.1) – đề xuất ứng dụng thực tế

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm: 01 báo cáo tổng hợp, 01 bài báo quốc tế, 01 bài báo khoa học trong nước Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ.

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

  • Bài báo quốc tế:
    Isolation and selection of highly degrading chlorpyrifos Bacillus spp. from tea plantation soils
    Research Journal of Chemistry and Environment, Vol. 29 (5), 2025.
    DOI: 10.25303/295rjce0107
  • Bài báo trong nước:
    Đánh giá khả năng phân hủy chlorpyrifos ethyl trong đất trồng chè bằng biomix có bổ sung nấm Penicillium chrysogenum N2
    Tạp chí Phát triển KHCN – Khoa học Trái đất & Môi trường, 2024, 8(2): 1011–1019.
    DOI: 10.32508/stdjsee.v8i2.779
  • Đào tạo: Hỗ trợ 01 học viên cao học thực hiện luận văn theo hướng nghiên cứu của đề tài.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

Hình ảnh minh họa thể hiện quá trình khảo sát thực địa tại xã Đạ M’Bri, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu. Tại đây, thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chlorpyrifos ethyl như Basudin 10GR vẫn được sử dụng phổ biến, bất chấp quy định cấm lưu hành. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận hiện trạng này vào ngày 24/06/2023. Đồng thời, kỹ thuật lấy mẫu đất được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn TCVN 7538-2:2005, với độ sâu 10–15 cm nhằm thu thập các mẫu đất tại vùng rễ chè để phân tích tồn dư chlorpyrifos và phục vụ cho quá trình phân lập vi sinh vật:

Hình ảnh thể hiện quá trình tuyển chọn và đánh giá khả năng phân giải chlorpyrifos của 57 chủng vi sinh vật phân lập được từ đất trồng chè. Các đĩa Petri chứa môi trường MSM có nồng độ chlorpyrifos tăng dần từ 100 đến 500 µg/mL cho thấy sự sinh trưởng khác nhau của các chủng vi khuẩn, phản ánh mức độ chịu đựng và thích nghi với môi trường ô nhiễm. Kết quả định lượng (biểu đồ giữa và phải) cho thấy ba chủng vi khuẩn L1D3.3, L4D1.1 và L4D2.2 có hiệu suất phân giải chlorpyrifos cao nhất, lần lượt đạt 88,04%, 91,74% và 88,78%, đồng thời có khả năng giảm đáng kể dư lượng hoạt chất trong môi trường nuôi cấy. Những chủng này được xác định là Bacillus megaterium, Bacillus altitudinis và Bacillus aerius, và được đề xuất làm ứng viên tiềm năng trong xử lý đất nông nghiệp ô nhiễm thuốc trừ sâu:

Hình ảnh mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và khả năng sinh trưởng của ba chủng vi khuẩn tiềm năng được tuyển chọn gồm: Bacillus megaterium (L1D3.3), Bacillus altitudinis (L4D1.1) và Bacillus aerius (L4D2.2). Các chủng này đều có hình dạng khuẩn lạc tròn, màu trắng đục, tế bào hình que và bắt màu Gram dương. Kết quả định danh di truyền thông qua phân tích trình tự gene 16S rRNA đã xác nhận rõ mối quan hệ phân loại với các chủng Bacillus chuẩn. Ngoài ra, biểu đồ theo dõi mật độ tế bào cho thấy chủng L4D1.1 có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường MSM lỏng chứa chlorpyrifos, với mật độ đạt hơn 10⁵ CFU/mL sau 4 ngày, cho thấy khả năng thích nghi và phát triển cao trong điều kiện ô nhiễm thuốc trừ sâu:

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: minhbao@hcmier.edu.vn; Điện thoại: 0919373791

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 20
 tháng 05 năm 2024

Lên đầu trang