NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỌNG ĐIỂM GẮN LIỀN VỚI NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH

1.

Tên chương trình

Kỹ thuật và Hệ thống không phát thải trong Sản xuất Công-Nông nghiệp tại Việt Nam

2.

Mã số

NCM2020-24-01

3.

Chủ nhiệm đề tài:

GS.TS. Lê Thanh Hải

Nhóm nghiên cứu gồm: 01 GS, 02 PGS, 04 TS, 20ThS

4.

Đơn vị:

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Trái đất và Môi trường

6.

Loại hình :

Nghiên cứu ứng dụng

7.

Thời gian thực hiện:

Theo hợp đồng: 60 tháng (từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2025). Thực tế đến tháng 05/2025

8.

Kinh phí nghiên cứu:

6.000 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày …. tháng ….. năm 2025

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

Đang cập nhật

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

– Nội dung 1: Hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan đến qui trình kỹ thuật và hệ thống hướng tới không phát thải trong điều kiện thực tiễn của các đối tượng ứng dụng khác nhau ở Việt Nam.

. Kết quả: Đã xây dựng được phương pháp luận liên quan đến qui trình kỹ thuật và hệ thống hướng tới không phát thải trong điều kiện thực tiễn của đối tượng ứng dụng khác nhau ở việt nam (công nghiệp, nông nghiệp, công nông nghiệp kết hợp, khu/cụm dân cư,…)

– Nội dung 2: Nâng cao năng lực về thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng các mô hình áp dụng kỹ thuật và hệ thống bền vững hướng tới không phát thải

. Kết quả: Đề xuất được dự án nâng cao năng lực về thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng các mô hình áp dụng kỹ thuật và hệ thống bền vững hướng tới không phát thải

– Nội dung 3: Nghiên cứu các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhất là các sinh khối (biomass), cũng như các điều kiện tự nhiên và môi trường sẵn có ở các địa phương ở Việt Nam để bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu quả cũng như lợi ích kinh tế và môi trường của các mô hình và giải pháp kỹ thuật sinh thái khép kín hướng tới không phát thải ở Việt Nam tại 4 khu vực: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

. Kết quả: Đã thực hiện nghiên cứu các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhất là các sinh khối (biomass), cũng như các điều kiện tự nhiên và môi trường sẵn có ở các địa phương ở Việt Nam để bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu quả cũng như lợi ích kinh tế và môi trường của các mô hình và giải pháp kỹ thuật sinh thái khép kín hướng tới không phát thải. Kết quả thể hiện qua 4 báo cáo khoa học tương ứng cho 4 khu vực: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

– Nội dung 4: Nghiên cứu các mô hình sinh thái khép kín dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường tại chỗ để tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư nghèo cho 4 khu vực: : Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

. Kết quả: Đã nghiên cứu và đề xuất các mô hình sinh thái khép kín dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường tại chỗ để tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư nghèo cho 4 khu vực: : Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

– Nội dung 5: Phát triển kỹ thuật và hệ thống công cụ và phần mềm hỗ trợ đề xuất, thiết kế mô hình sử dụng kỹ thuật các kỹ thuật và hệ thống bền vững áp dụng cho các loại hình sản xuất chính cho 4 khu vực: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

. Kết quả: Đã phát triển kỹ thuật vào trong các hệ thống bền vững áp dụng cho các loại hình sản xuất chính cho 4 khu vực: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đã xây dựng hệ thống công cụ và phần mềm hỗ trợ.

– Nội dung 6: Xây dựng, triển khai, nhân rộng thành công các mô hình và giải pháp kỹ thuật hướng tới không phát thải cho các đối tượng, địa bàn và quy mô khác nhau ở điều kiện Việt Nam, nhất là khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

. Kết quả: Đã xây dựng, triển khai, nhân rộng tổng cộng 10 mô hình cho các đối tượng, quy mô trên các điều kiện khác nhau.

12.

Kết quả

* Sản phẩm cứng:  10 mô hình cho các đối tượng, quy mô trên các điều kiện khác nhau, cụ thể là 04 Đông Nam Bộ, 02 khu vực Tây Nguyên, 02 cùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 02 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

* Sản phẩm mềm: 08 báo cáo về việc hoàn thiện cơ sở lý luận của quy trình kỹ thuật và hệ thống không phát thải, đề xuất nâng cao năng lực cho công tác nghiên cứu và đào tạo, nghiên cứu các nguồn sinh khối tái tạo tại các khu vực khác nhau trên các địa bàn khác nhau, phát triển các công cụ và hệ thống hỗ trợ thiết kế mô hình không phát thải, báo cáo triển khai xây dựng và đề xuất nhân rộng mô hình không phát thải thí điểm.

* Sản phẩm công bố khoa học :

–      07 bài báo đăng trên trên các tạp chí quốc tế uy tính: Chemosphere  (Q1, SCI, IF=5.778), Case Studies in Chemical and Environmental Engineering (Q1/Scopus), Energy, Sustainability and Society, SCIE, (Q1, IF= 4.494), Journal of Cleaner Production (SCIE, Q1, IF = 11.072), Process Safety and Environmental Protection (SCIE, Q1, IF= 7.926), Environmental Engineering Research (SCIE, Q2, IF= 3.932);

* Sản phẩm Sở hữu trí tuệ/Chuyển giao công nghệ:

–      01 giải pháp hữu ích (Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ số 15871w/QĐ-SHTT);

–      02 sáng chế (Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ số 162005/QĐ-SHTT và 38043/QĐ-SHTT);

–      02 quyền tác giả (giấy chứng nhận số 9268/2024/QTG và chứng nhận H);

* Sản phẩm đào tạo:

–      02 NCS hoàn tất đào tạo (01 NCS đã được cấp bằng, 01 NCS đã bảo vệ cấp cơ sở đào tạo);

–      04 chuyên đề NCS đã bảo vệ thành công;

–      15 Thạc sỹ đã tốt nghiệp;

–      20 Kỹ sư đã bảo vệ thành công luận văn/đồ án tốt nghiệp.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

Hình 1. Mô hình sinh thái khép kín dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường tại chổ để tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hình 2. Thiết kế lò sản xuất biochar quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện khu vực dân cư khó khăn

Hình 3. Mô hình sinh thái khép kín dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên môi trường tại chổ để tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư tại vùng Đông Nam Bộ

Hình 4. Thiết kế máng tách phân nhằm thu hồi chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi để ủ phân hữu cơ

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: haile3367@yahoo.com;  Điện thoại: 0908108201

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 08
tháng 05 năm 2025

Lên đầu trang