KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

INOMAR – Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại B tại Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử: Tổng hợp và chức năng hóa vật liệu nano silica xốp ứng dụng làm chất mang dược chất kháng ung thư

 

1.
Tên đề tài: Tổng hợp và chức năng hóa vật liệu nano silica xốp ứng dụng làm chất mang dược chất kháng ung thư
2. Mã số 562-2023-50-01
3. Chủ nhiệm đề tài

TS. Mai Ngọc Xuân Đạt

Nhóm nghiên cứu gồm: 3 TS, 3 ThS và 3 CN

4. Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử
5. Lĩnh vực: Liên ngành (Hóa học, Khoa học vật liệu, Khoa học sức khỏe)
6. Loại hình : Nghiên cứu  cơ bản
7. Thời gian thực hiện: 24 tháng (02/2023-02/2025)
8. Kinh phí nghiên cứu: 720 triệu đồng
9 Thời gian nghiệm thu Ngày 20 tháng 3 năm 2025
10 Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Đặng Mậu Chiến (Viện Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 156/QĐ-ĐHQG ngày 21/02/2025 của Giám đốc ĐGQG-HCM

11. Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)
  • Nội dung 1: Chế tạo hạt nano silica hữu cơ

Kết quả: Tổng hợp thành công 03 loại vật liệu nano silica hữu cơ khác nhau, kích thước hạt từ 100-150 nm, diện tích bề mặt lớn. Các vật liệu được phân tích bằng phương pháp SEM, DLS, TGA và hấp phụ đẳng nhiệt nitrogen.

  • Nội dung 2: Chức năng hóa cấu trúc hạt nano silica hữu cơ

Kết quả: Chức năng hóa thành công vật liệu P4S với polyethylene glycol (PEG). Vật liệu có hình dạng cầu, kích thước khoảng 120 nm, 358,128 m2/g, đường kính lỗ xốp 2,0 nm.

  • Nội dung 3: Khảo sát khả năng tải dược chất kháng ung thư của hạt nano silica hữu cơ

Kết quả: Tải thành công dược chất camptothecin (CPT) lên vật liệu nano silica hữu cơ. Dung dịch tải được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Khả năng tải CPT của các vật liệu từ 67,47 đến 150,73 mg/g tùy thuộc vào dung dịch tải và thành phần liên kết có trong cấu trúc của vật liệu.

  • Nội dung 4: Khảo sát khả năng tải dược chất kháng ung thư của hạt nano silica hữu cơ
  • Kết quả: Khảo sát được xu hướng giải phóng dược chất camptothecin của vật liệu. Dung dịch sau giải phóng dược chất được phân tích bằng UV-Vis. Vật liệu giải phóng được dược chất đạt 27,67% ở điều kiện pH 5.5 và giúp bảo vệ dược chất tránh thất thoát sớm ở pH 7.4.
12. Kết quả
  • Sản phẩm mềm: 02
  • Sản phẩm cứng: 01
  • Sản phẩm khoa học và đào tạo

Sản phẩm khoa học:

  • 02 bài báo Q1: Journal of Drug Delivery Science and Technology; Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects
  • 01 bài báo Q2: Journal of Porous Materials
  • 01 bài báo Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ: Khoa học tự nhiên
  • 01 hội nghị quốc tế, 03 hội nghị quốc tế

Sản phẩm đào tạo:

01 thạc sỹ

13. Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)
14. Thông tin liên hệ CNĐT

TS. Mai Ngọc Xuân Đạt

Email: mnxdat@inomar.edu.vn

15. Liên hệ ĐHQG-HCM Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

 

Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử , ĐHQG-HCM

 

Lên đầu trang