KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng nghiệm thu đề án KH&CN cấp ĐHQG-HCM tháng 12/2024 – Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM

STT

Tên đề án

1

Nghiệm thu đề án khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với thông tin cụ thể như sau:

Tên đề án: Nghiên cứu đời sống của giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang

Chủ nhiệm đề án: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình

Đơn vị: Trường Đại học Kinh tế – Luật

Mã số: ĐA2024-34-01

Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế – Luật

Quyết định nghiệm thu số …../QĐ-ĐHQG ngày ….. /…../2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM;

Chủ tịch Hội đồng: 

Tóm tắt Đề án

Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong, đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trongviệc bảo đảm chất lượng giáo dục. Việc chăm lo cho đội ngũ nhà giáo ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống giáo viên các vùng, miền trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng đời sống, công việc và sinh kế của đội ngũ giáo viên tại ba tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang thông qua phỏng vấn chuyên sâu với 132 nhà quản lý giáo dục, Ban giám hiệu và giáo viên và khảo sát diện rộng 12.505 mẫu giáo viên các cấp (số giáo viên mầm non được khảo sát là 2.454; giáo viên tiểu học là 4.663; trung học sở sở là 3.412 và trung học phổ thông là 1.976) tại 3 tỉnh trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc và cuộc sống. Cụ thể, họ phải thực hiện nhiều hoạt động ngoài giảng dạy nhưng chưa được hưởng thù lao tương xứng. Mặc dù mức lương có sự cải thiện, nhưng đời sống vẫn còn bấp bênh và khó tích lũy, nhiều giáo viên làm thêm những công việc khác để tăng thu nhập. Thời gian dành cho gia đình và hoạt động giải trí bị hạn chế đáng kể. Áp lực công việc chủ yếu đến từ phụ huynh học sinh và các chuẩn mực nghề nghiệp, trong khi điểm tích cực là sự hài lòng cao với môi trường làm việc. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề án đã đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm nâng cao đời sống giáo viên liên quan đến các mảng cụ thể: về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo; về quy định bảo vệ nhà giáo; về chế độ làm việc của nhà giáo; về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo; về các chính sách cho nhà giáo; về môi trường và điều kiện làm việc; về tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn liên quan đến giảng dạy và các công việc hành chính nhằm giảm tải công việc hành chính cho giáo viên,…

Những đề xuất này sẽ góp phần giảm tải những áp lực đối với giáo viên; nâng cao thu nhập của giáo viên, đảm bảo giáo viên sống được với nghề, yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM

Scroll to Top