KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM loại C tại Trường Đại học Quốc tế: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc đánh giá nguy cơ sạt lở đất do mưa gây ra ở khu vực miền núi Việt Nam

1.

Tên đề tài:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc đánh giá nguy cơ sạt lở đất do mưa gây ra ở khu vực miền núi Việt Nam

2.

Mã số

C2023-28-07

3.

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Bá Quang Vinh

4.

Đơn vị:

Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Xây dựng

6.

Loại hình :

Nghiên cứu cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

 24 tháng (2/2023-2/2025)

8.

Kinh phí nghiên cứu:

160 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 06 tháng 12 năm 2024

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Lê Văn Cảnh  (trường Đại học Công nghệ TP. HCM, theo Quyết định 1627/QĐ-ĐHQG ngày 20/11/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM)

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

Nội dung 1: Xây dựng bản đồ dữ liệu sạt lở đất tại khu vực nghiên cứu.

Nội dung 2: Thu thập dữ liệu mưa và xây dựng bản đồ ngưỡng lượng mưa.

Nội dung 3: Thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sạt lở đất và xây dựng bản đồ của chúng tại các khu vực nghiên cứu. 

Nội dung 4: Xây dựng bản đồ đánh giá xác suất sạt lở theo không gian tại các khu vực nghiên cứu.

Nội dung 5: Xây dựng bản đồ đánh giá xác suất sạt lở theo thời gian tại các khu vực nghiên cứu.

Nội dung 6: Xây dựng bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở tại các khu vực nghiên cứu.

12.

Kết quả

* Sản phẩm cứng: Không.

* Sản phẩm mềm:

ü Mô hình đánh giá nguy cơ sạt lở đất do mưa tại Việt Nam kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và mô hình vật lý. Mô hình đề xuất gồm 3 mô đun: Mô đun 1: Xây dựng bản đồ phân loại nhạy cảm sạt lở đất theo không gian dựa trên các mô hình học máy tiên tiến và các yếu tố điều kiện liên quan; Mô đun 2: Xây dựng bản đồ phân loại nhạy cảm sạt lở đất theo thời gian bằng việc kết hợp mô hình vật lý và kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo. Mô hình vật lý sử dụng giá trị lượng mưa tích lũy và cường độ mưa tới hạn làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho mô hình độ dốc vô hạn không bão hòa; Mô đun 3: Xây dựng bản đồ phân loại nguy cơ sạt lở đất bằng việc kết hợp các bản đồ phân loại nhạy cảm sạt lở đất theo không gian và theo thời gian bằng ma trận kết hợp.

ü Bản đồ phân loại nguy cơ sạt lở đất tại khu vực Ba Tơ, Quảng Ngãi, Việt Nam và Phước Sơn, Quảng Nam, Việt Nam. Các bản đồ thể hiện rõ vị trí có khả năng xảy ra sạt lở đất trong khoảng thời gian 1 năm tại các khu vực Ba Tơ, Quảng Ngãi và Phước Sơn, Quảng Nam. Các bản đồ thể hiện 5 mức độ phân loại nguy cơ sạt lở đất, bao gồm: Rất cao (VH), Cao (H), Trung bình (M), Thấp (L), Rất thấp (VL).

* Sản phẩm đào tạo và khoa học:

1)       01 bài báo SCI-E Q2, 1 bài báo Scopus Q2;

2)        03 Sinh viên trình độ đại học hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: nbqvinh@hcmiu.edu.vn

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Đơn vị đăng tin: Trường Đại học Quốc tế   

Scroll to Top