KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại B tại Viện MT&TN: Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa kết hợp với chất hữu cơ khó phân hủy và mầm bệnh đến thủy sinh ở hạ lưu sông Sài Gòn–Đồng Nai

 

1.

Tên đề tài:

Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa kết hợp với chất hữu cơ khó phân hủy và mầm bệnh đến thủy sinh ở hạ lưu sông Sài Gòn–Đồng Nai

2.

Mã số

B2021-24-03

3.

Chủ nhiệm đề tài

TS. Trịnh Bảo Sơn
Nhóm nghiên cứu gồm: 03 TS, 04 ThS và 05 KS

4.

Đơn vị:

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Trái đất và Môi trường

6.

Loại hình :

Nguyên cứu cơ bản

7.

Thời gian thực hiện:

Theo hợp đồng: 24 tháng (02/2021-02/2023). Thực tế gia hạn 03 lần đến tháng 08/2024

8.

Kinh phí nghiên cứu:

940 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 13 tháng 09 năm 2024

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

GS.TS. Lê Thanh Hải (đơn vị Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM) theo Quyết định 1252/QĐ-ĐHQG ngày 04/09/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

– Nội dung 1: Lấy mẫu vi nhựa có trong môi trường nước mặt, cột nước và trầm tích ở hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai
Kết quả: Đã lấy đầy đủ các mẫu vi nhựa có trong môi trường nước mặt, cột nước và trầm tích ở khu vực Phú Mỹ và Bình Khánh (thuộc hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai) vào mùa mưa 2021 và mùa khô 2022.
– Nội dung 2: Xử lý và phân tích thành phần vi nhựa trong các mẫu được lấy từ ND1.
Kết quả: Đã xử lý và phân tích thành phần vi nhựa của tất cả các mẫu đã lấy từ ND1.
– Nội dung 3: Lấy mẫu thủy sinh trong môi trường nước và trầm tích.
Kết quả: Đã lấy đầy đủ các mẫu động vật thủy sinh trong môi trường nước mặt, cột nước và trầm tích ở khu vực Phú Mỹ và Bình Khánh (thuộc hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai) vào mùa mưa 2021 và mùa khô 2022.
– Nội dung 4: Xử lý và phân tích thành phần thủy sinh trong mẫu được lấy từ ND3.
Kết quả: Đã xử lý và phân tích thành phần thủy sinh của tất cả các mẫu đã lấy từ ND3.
– Nội dung 5: Phân tích hàm lượng POPs đặc trưng có trong mẫu vi nhựa
Kết quả: Đã xử lý và phân tích thành phần POPs đặc trưng (PCBs và DDTs) có trong các mẫu rác nhựa trong nước mặt, cột nước và trầm tích.
– Nội dung 6: Phân tích mầm bệnh đặc trưng có trong mẫu vi nhựa và môi trường
Kết quả: Đã xử lý và phân tích các mầm bệnh đặc trưng (E. Coli, Coliform, và Vibrio spp.) trong các mẫu rác nhựa trong nước mặt, cột nước và trầm tích.
– Nội dung 7: Phân tích hàm lượng vi nhựa có trong mẫu thủy sinh đặc trưng

Kết quả: Đã xử lý và phân tích hàm lượng vi nhựa có trong các mẫu động vật thủy sinh trong nước mặt, cột nước và trầm tích.
– Nội dung 8: Thí nghiệm độc học sinh thái nhằm đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa kết hợp POP đến một số loài thủy sinh đặc trưng
Kết quả: Đã thực hiện thành công các thí nghiệm độc học sinh thái đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa kết hợp với PCB153 đến các loài Moina macrocopa, Daphnia magna, tôm càng xanh và nghêu trắng.

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm: Báo cáo tổng kết/ báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài được chuẩn bị tốt, đầy đủ nội dung, cấu trúc phù hợp và giải quyết được các nội dung nghiên cứu.
03 bài báo khoa học, gồm 2 bài Q2 và 1 bài Q1
* Sản phẩm cứng: Không.
* Sản phẩm đào tạo:
Đào tạo thành công 02 Thạc sĩ

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)


Hình 1. Hình rác thải vi nhựa nước mặt ở Phú Mỹ

 


Hình 2. Tích tụ vi nhựa trong mẫu cá nâu Scatophagidae ở Phú Mỹ


Hình 3. Tích tụ vi nhựa trong động vật giáp xác Moina macrocopa

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: Email: son.trinh.ier@gmail.com

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 30
tháng 10 năm 2024

Scroll to Top