KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lịch họp Hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN cấp ĐHQG-HCM tháng 10/2024 – Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

STT Đề tài
1

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:

– Tên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất sản phẩm du lịch học tập dành cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

– Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Võ Hoàng Mai

– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-03
– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………
– Địa điểm: ………………
– Quyết định nghiệm thu số:      /QĐ-ĐHQG ngày     của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng:  – Tóm tắt đề tài: Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sản phẩm du lịch học tập dành cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xây dựng và thử nghiệm các sản phẩm du lịch học tập đáp ứng được nhu cầu giáo dục kiến thức, kỹ năng và tính sáng tạo cho học sinh bên ngoài trường học, đồng thời tạo được sản phẩm du lịch mới cho các doanh nghiệp lữ hành. Đề tài đã sửdụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm các tài liệu thứ cấp, phỏng vấn Ban Giám hiệu và giáo viên các trường, thu thập ý kiến từ phụ huynh, cũng như từ các doanh nghiệp lữ hành. Từ đó cho thấy hiện nay các trường đều có tổ hoạt động tham quan ngoại khóa nhưng thường gắn với nội dung học tập, trong khi các công ty du lịch chưa có nhiều sản phẩm du lịch học tập do lợi nhuận thấp, nhưng đòi hỏi nhân lực có kỹ năng tốt và khâu chuẩn bị phải kỹ lưỡng. Trên cơ sở đó, đề tài để tìm hiểu và thử nghiệm đưa các nội dung ngoài chương trình học chính khóa vào chương trình du lịch, kết hợp với các hoạt động mang tính sáng tạovà ứng dụng công nghệ, phù hợp với người tham gia là các em học sinh ở độ tuổi 12 – 15. Kết quả khảo sát sau các chuyến đi thử nghiẹm cho thấy đa số các em đều thích thú với các chương trình trải nghiệm học tập ngoài khuôn viên nhà trường, hưởng ứng tốt các hoạt động thực hành và thể hiện các ý tưởng sáng tạo của mình. Đây chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng giúp nhóm nghiên cứu hiểu thêm về nhóm đối tượng khách trẻ và định hướng các nghiên cứu tiếp theo để đưa các sản phẩm du lịch học tập đến gần gũi với đối tượng thiếu niên, đồng thời đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp du lịch.

2

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau

:– Tên đề tài: “Nghề và xu hướng biến đổi nghề của thanh niên ngoại thành TP.HCM trong bối cảnh nông thôn mới hiện nay”

 – Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thảo

– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-06
– Thời gian: …. giờ … phút, ngày …………
– Địa điểm: ………………
– Quyết định nghiệm thu số:      /QĐ-ĐHQG ngày     của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng:  Tóm tắt đề tài: Chọn nghề là một quyết định quan trọng mà mỗi người trưởng thành phải đối mặt trong quá trình sống và làm việc, bất kể họ sống trong xã hội nào. Ở khu vực ngoại thành TP.HCM, việc chọn nghề của thanh niên đang diễn ra trong bối cảnh đất nước chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dẫn đến những thay đổi sâu rộng trong đời sống kinh tế – xã hội và văn hóa của cộng đồng nông thôn. Những thay đổi này không chỉ tác động đến phương thức sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức xã hội, và phân bố dân cư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân, đặc biệt là ở những khu vực mà một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp.Trong bối cảnh này, xu hướng chọn nghề của thanh niên ở khu vực ngoại thành TP.HCM cũng thay đổi đáng kể. Hiện nay, việc lựa chọn nghề nghiệp đã được đa số thanh niên thực hiện một cách chủ động. Phần lớn thanh niên cho biết họ tự quyết định công việc và nghề nghiệp của bản thân, thay vì bị ép buộc hay theo khuôn mẫu nào đó. Các ngành nghề được chọn thường dựa trên các yếu tố cá nhân như sở thích, khả năng, và điều kiện cụ thể, cũng như các xu hướng xã hội như vị thế xã hội, mức thu nhập, và khả năng đáp ứng nhu cầu sống mà nghề nghiệp đó đem lại. Những xu hướng này thường biến đổi theo thời kỳ và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế, thay đổi công nghệ, và các trào lưu xã hội.Báo cáo này được chia thành bốn chương, tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của thanh niên trong bối cảnh nông thôn mới. Chương 1 đưa ra các khái niệm liên quan và xem xét các nghiên cứu trước đây để thiết lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu. Chương 2 phân tích thực trạng nghề nghiệp của thanh niên ngoại thành TP.HCM, bao gồm các ngành nghề hiện tại, cơ cấu nghề nghiệp, và sự chuyển dịch nghề. Từ đó, chương 3 trình bày các xu hướng biến đổi nghề của thanh niên trong bối cảnh nông thôn mới, dựa vào các đặc điểm cá nhân và tương tác xã hội. Cuối cùng, chương 4 đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành TP.HCM. Các giải pháp này bao gồm tăng cường hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội trong việc cung cấp thông tin và tư vấn nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, và phát triển các chương trình đào tạo linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích phát triển nghề nghiệp trong các ngành có tiềm năng, đồng thời hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các nguồn lực tài chính và cơ hội việc làm phù hợp.

3

Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:

– Tên đề tài: “Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh – Nội dung đặc điểm và giá trị.”

– Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Cao Xuân Long

– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài: C2022-18b-15
– Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày 23/10/2024
– Địa điểm:  phòng D.102 (Trường Đại học KHXH&NV cơ sở Đinh Tiên Hoàng-Quận 1)
– Quyết định nghiệm thu số: 1434 /QĐ-ĐHQG ngày 07/10/2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng:  PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch

Tóm tắt đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969 ) – “vị anh hùng dân tộc”, “nhà văn hoá kiệt xuất”, trong cuộc dời hoạt động cách mạng của mình Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều di sản tư tưởng to lớn. Một trong những di sản to lớn có ý nghĩa lý luận, và ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đó chính là tư tưởng triết học của Người. Những quan điểm về phương pháp luận ấy sẽ luôn là kim chỉ nam cho đất nước ta phát triển. 

 4

 Nghiệm thu Đề tài cấp ĐHQG-HCM với thông tin cụ thể như sau:

– Tên đề tài: “Các khuynh hướng và thể loại Văn học ở miền Nam Việt Nam 1954-1975”

– Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Huỳnh Như Phương

– Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Mã số đề tài:B2022-18b-01
– Thời gian: ………….phút, ngày ………….
– Địa điểm:  ……………………………..
– Quyết định nghiệm thu số: ……………. /QĐ-ĐHQG ngày …………… của Giám đốc ĐHQG-HCM.
– Chủ tịch Hội đồng: ……………………………

Tóm tắt đề tài: Sau đây là nội dung báo cáo kính gửi Hội đồng đánh giá cuối
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, loại B, mã số:
B2022-18b-01. 
Qua 2 năm rưỡi sưu tầm tư liệu, khảo sát tác phẩm, phân tích, tổng hợp, những người thực hiện đề tài đã hoàn thành việc biên soạn tất cả nội dung của công trình theo bản đăng ký. Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu trình bày Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu văn học miền Nam 1954-1975 (Nội dung 1) và bối cảnh xã hội – văn hóa ở miền Nam thời kỳ này (Nộidung 2). Về các khuynh hướng văn học chính ở miền Nam 1954-1975, báo cáo này nêu tiêu chí phân loại và những luận điểm đánh giá về sáu khuynh hướng: khẳng định “chủ nghĩa quốc gia”, phản kháng, tôn vinh văn hóa dân tộc, tái hiện thân phận con người, cách tân và đại chúng. Trong mỗi khuynh hướng, báo cáo trình bày nguồn gốc ra đời, những hiện tượng văn học và ảnh hưởng của khuynh hướng. Báo cáo cũng nêu dẫn chứng về mối quan hệ và sự tương tác giữa các khuynh hướng nói trên (Nội dung 3). Về các thể loại văn học chính ở miền Nam 1954-1975, báo cáo này đi sâu phân tích, nhận định về các thể loại: thơ trữ tình; truyện ngắn và tiểu thuyết; tùy bút và bút ký; kịch bản văn học; biên khảo, lý luận, phê bình; dịch thuật văn học. Trong mỗi chương, các tác giả đều trình bày những đặc điểm của từng thể loại cùng với việc phân tích những văn bản cụ thể có liên quan. Từ đó, báo cáo khẳng định những thành tựu nổi bật của văn học miền Nam, đồng thời chỉ ra những hạn chế có tính lịch sử của nó (Nội dung 4). Cuối cùng, báo cáo tổng kết vị trí của văn học miền Nam 1954-1975 như một bộ phận không thể tách rời trong nền văn học dân tộc (Nộdung 5).

   

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

Scroll to Top