KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG loại B tại Viện MT&TN: Ứng dụng phân tích dòng vật chất (MFA) trong việc quản lý dòng Nitơ hướng đến hệ sinh thái khép kín cho các ao nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

1.

Tên đề tài:

Ứng dụng phân tích dòng vật chất (MFA) trong việc quản lý dòng Nitơ hướng đến hệ sinh thái khép kín cho các ao nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

2.

Mã số

DN 2022–24–02

3.

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Thanh Hùng

Nhóm nghiên cứu gồm: 1 PGS, 1 TS, 7 ThS, 2 KS

4.

Đơn vị:

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

5.

Lĩnh vực:

Khoa học Trái đất và Môi trường

6.

Loại hình :

Nguyên cứu ứng dụng

7.

Thời gian thực hiện:

Theo hợp đồng: 18 tháng (từ tháng 02/2022 đến tháng 08/2023). Thực tế đến tháng 04/2024

8.

Kinh phí nghiên cứu:

610 triệu đồng

9

Thời gian nghiệm thu

Ngày 28 tháng 08 năm 2024

10

Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ

PGS.TS. Trương Thanh Cảnh (Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM – ĐHQG TPHCM) theo Quyết định 1177/QĐ-ĐHQG ngày 28 tháng 08 năm 2024 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

11.

Nội dung thực hiện

(chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá  800 từ)

– Nội dung 1: Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu về phương pháp, mô hình nhằm tối ưu hóa dòng Nitơ phát thải từ hoạt động nuôi cá tra thâm canh tại khu vực ĐBSCL.

. Kết quả: Đã đánh giá được tổng quan các nghiên cứu trước về phương pháp cũng như các kỹ thuật tích hợp nhằm tối ưu hóa dòng N từ các ao nuôi cá tra thâm canh.

– Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi trồng cá tra thâm canh và các tác động đến môi trường, sinh kế cũng như phát thải nguồn Nitơ tại khu vực ĐBSCL.

. Kết quả: Đánh giá được hiện trạng nuội trồng cá tra tại khu vực ĐBSCL cũng như các tác động của nó đến môi trường và sinh kế của người dân.   

– Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá các hạn chế đối với các mô hình bảo vệ môi trường hiện đang được áp dụng cho ao nuôi cá tra thâm canh và đề xuất các giải pháp khắc phục trên cơ sở mô hình sinh thái khép kìn hướng đến tối ưu hóa dòng Nitơ

. Kết quả: Đánh giá được các hạn chế đối với mô hình bảo vệ môi trường hiện hữu cho hoạt động nuôi cá tra và đề xuất được các giải pháp kỹ thuật nhằm tối tuần hoàn dòng N

– Nội dung 4: Thực hiện kiểm toán chi tiết dòng Nitơ cho các ao nuôi cá tra khác nhau tại các khu vực điển hình của Đồng bằng sông Cửu Long

. Kết quả: Đã thực hiện phân tích, đánh giá tuần hoàn dòng N cho ao nuôi điển hình ở An Giang và Đồng tháp, và mô hình nuôi cá tra tuần hoàn trong mô hình Aquaponic.

– Nội dung 5: Báo cáo tổng kết đề tài

. Kết quả: Báo cáo khoa học tổng kết các kết quả của đề tài

12.

Kết quả

* Sản phẩm mềm: 03  báo cáo (báo cáo phân tích đánh giá hiện trạng tác động môi trường; báo cáo đề xuất giải pháp tích hợp; báo cáo đánh giá, phân tích chuyển hóa và tuần hoàn dòng N)

* Sản phẩm cứng: 02 sổ tay hướng dẫn (quy trình kiểm toán N phục vụ thiết kế mô hình, quy trình kiểm kê chi tiết)

* Sản phẩm đào tạo và công bố khoa học:

  • 01 bài báo đăng trên Journal of Environmental Chemical Engineering (SCIE, Q1, IF: 7.968);
  • 01 bài đăng trên IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Scopus);
  • 01 bài đăng trên Tạp chí Môi trường;
  • 03 bài đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – ĐHQG TPHCM;
  • 01 Học viên cao học tốt nghiệp;
  • 01 NCS bảo vệ thành công luận án cấp đơn vị chuyên môn;
  • 01 Sở hữu trí tuệ, sáng chế được chấp nhận đơn.

13.

Hình ảnh giới thiệu kết quả (1-2 hình tiêu biểu)

Hình 1. Dòng dinh dưỡng (N) tuần hoàn trong mô hình sinh thái khép kín (đơn vị: tấn)

Hình 2. Cân bằng cho chuyển hóa và loại bỏ N trong kênh thủy sinh

Hình 3. Kiểm kê N trong mô hình nuôi cá tra tích hợp

Hình 4. Sơ đồ khối mô tả hệ thống Aquaponics cho cá tra

14.

Thông tin liên hệ CNĐT

Email: thanhhung1468@gmail.com;  

Điện thoại: 0903912025

15.

Liên hệ ĐHQG-HCM

Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/)

Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM
Ngày 20
 tháng 09 năm 2024

Scroll to Top